''Nông dân không nên dự trữ phân bón''
10:53' 01/03/2003 (GMT+7)
Đóng bao phân bón tại Nhà máy Hóa chất Lâm Thao (Việt Trì).
(VietNamNet)
- Cục phó Cục Khuyến nông - Khuyến lâm, TS. Tống Văn Khiêm, khuyến cáo, bà con nông dân không nên quá lo lắng trước tình hình giá phân bón đang leo thang. Hiện nay, vụ đông xuân phía bắc đang trong giai đoạn bón thúc, bón lót, còn tháng 4 mới đến vụ hè thu tại ĐBSCL.

Theo TS. Tống Văn Khiêm, ngoài việc yêu cầu các đơn vị, công ty sản xuất và kinh doanh phân bón trực thuộc ngành không được găm giữ hàng, Bộ NN-PTNT cũng khuyến khích nông dân tận dụng mọi nguồn phân bón khác để bón lót, bón thúc cho lúa.

Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách NN-PTNT, bà Chu Thị Hảo, cho rằng, mặc dù giá phân bón có ''đội'' lên nhưng hiện không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Mức tăng này còn phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào khác, như xăng dầu, giống, công chăm bón... điều này có khả năng đẩy giá lúa lên cao trong thời gian tới.

Tính đến thời điểm này, toàn miền bắc đã gieo cấy được xấp xỉ 950.000/1,1 triệu ha lúa đông xuân, đạt 80% kế hoạch diện tích. Các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng gieo cấy 400.000ha, đạt 60% kế hoạch, riêng các tỉnh Trung Bộ cơ bản gieo cấy xong. Hiện các địa phương đang hoàn thành kế hoạch gieo cấy lúa đông xuân trong khung thời vụ tốt nhất.

Hiện nay, tại ĐBSCL, bà con đã thu hoạch được 500.000ha lúa đông xuân. Theo TS. Khiêm, với năng suất 5,5-6,5 triệu tấn/ha và giá lúa ổn định ở mức cao, khoảng 1.600-1.800 đồng/kg, vụ đông xuân năm nay tiếp tục được mùa. Giá gạo xuất khẩu cũng ổn định do thị trường này của Việt Nam có dấu hiệu khả quan. Ước tính mức xuất khẩu hai tháng đầu năm đạt 330.000 tấn, gấp 3,6 lần so cùng kỳ năm trước. Mức giá chênh lệch giữa gạo Thái Lan và gạo Việt Nam cũng giảm nhiều, từ 35 xuống còn 11 USD/tấn (gạo 25% tấm).

Tuy nhiên, việc tăng giá đầu vào (phân bón, xăng dầu) và dự đoán giá thiết bị vật tư có thể sẽ tăng cũng tác động đến tâm lý nông dân. Bà con hiện đang giữ giá chờ giá gạo tăng thêm.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, hiện lượng phân bón tồn kho khoảng 340.000 tấn. Lượng phân bón nhập ngoại, nếu tính cả số đã nhập và sẽ nhập về cho đến cuối tháng 4/2003, khoảng 590.000 tấn.

Số liệu của Vụ Kế hoạch và Quy hoạch (Bộ NN-PTNT) cho thấy, dự kiến vụ hè thu và thu đông tới, riêng vùng ĐBSCL gieo trồng khoảng 1,8 triệu hecta lúa, cần 630.000 tấn phân bón các loại; trong đó riêng urê là 360.000 tấn, DAP 180.000 tấn, kali 90.000 tấn. Như vậy, trước mắt ''không sợ thiếu phân bón'', Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Phân bón Việt Nam, ông Nguyễn Hạc Thuý, khẳng định.

  •  Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Có thể ''sốt'' giá phân bón
Giá phân bón tăng gây thiệt hại lớn
Lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón
Đề nghị mua tạm trữ 100.000 tấn phân bón
Kiến nghị cho vay ưu đãi mua tạm trữ phân bón
CÁC TIN KHÁC:
Hà Nội: Kiến nghị kỷ luật lãnh đạo 2 công ty xăng dầu (01/03/2003)
Xăng dầu tăng giá, ngành giấy thiệt hại 14,4 tỷ (01/03/2003)
Từ 5/3, không hoàn tiền đặt cọc khi không tham gia đấu giá đất (01/03/2003)
Sẽ tiếp tục nới lỏng giá trần thép xây dựng? (01/03/2003)
Còn nhiều DNNN "lãi giả lỗ thật" (01/03/2003)
Xe hơi tiếp tục bán chạy (01/03/2003)
Hỗ trợ DN Việt Nam tiếp xúc với đối tác EU (28/02/2003)
Tôm ''Tàu'' đi thuê thầy cãi (28/02/2003)
Giá mật ong cao nhất từ trước tới nay (28/02/2003)
Không cổ phần hóa 4 công ty giấy lớn (28/02/2003)
Giá mật ong cao nhất từ trước tới nay (28/02/2003)
Giá mật ong cao nhất từ trước tới nay (28/02/2003)
Nông dân ĐBSCL thích bán lúa cho tư thương? (28/02/2003)
9 loại hàng nguy hiểm phải vận chuyển bằng đường bộ (28/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang