300-400 DN xuất khẩu thực phẩm phải đăng ký với FDA
07:40' 27/02/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Tham tán Phòng Nông nghiệp đối ngoại (Đại Sứ quán Hoa Kỳ), ông Henrry Smith, cảnh báo tại hội thảo về Đạo luật Chống khủng bố Sinh học chiều qua (26/2) rằng, trong vòng hai tháng, từ 12/10 đến 12/12, 300-400 DN Việt Nam xuất hàng thực phẩm sang Mỹ cần hoàn tất việc đăng ký với FDA theo quy định mới của Cục này. undefined

Theo ông Henry Smith, từ 12/10, tất cả các cơ sở trong và ngoài nước sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm để tiêu thụ tại Mỹ đều phải đăng ký với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thông qua việc cung cấp thông tin về tên hãng, địa chỉ... Riêng các trang trại, nhà hàng, bán lẻ, các cơ sở phi lợi nhuận có nấu hay phục vụ các mặt hàng thực phẩm; tàu đánh bắt cá không liên quan quá trình chế biến thì không áp dụng quy định này. Quy định mới cũng không có hiệu lực đối với các cơ sở chế biến, đóng gói thực phẩm của nước ngoài trước khi nhập vào Mỹ, hay chỉ hoàn thiện nốt một phần nhỏ công việc như dán nhãn mác.

Chỉ trừ một số mặt hàng miễn thuế trên danh nghĩa, quy định mới sẽ áp dụng với tất cả các cơ sở sản xuất thực phẩm, sản phẩm gia súc do FDA quản lý, kể cả các thực phẩm cho chế độ ăn kiêng, các sản phẩm cho trẻ sơ sinh, đồ uống (gồm cả đồ uống có cồn) và các chất phụ gia thực phẩm. FDA quản lý tất cả các loại thực phẩm, trừ thịt, thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ trứng do Bộ Nông nghiệp quản lý.

12/12 là hạn đăng ký cuối cùng đối với các DN xuất undefinedkhẩu thực phẩm vào Mỹ, kể cả khi các quy định mới này đã, hoặc chưa được thông qua lần cuối. Việc đăng ký được miễn phí.

Quy định mới trên nằm trong mục 305 thuộc Chương III Đạo luật Chống khủng bố Sinh học, được Tổng thống Mỹ G.W. Bush ký thông qua ngày 12/6/2002. Tại hội thảo, Đại Sứ quán Hoa Kỳ đã giới thiệu quy định mới trên của FDA, thông báo với các cơ quan quản lý Việt Nam (các bộ Thương mại, Thuỷ sản, NN-PTNT, VCCI... ) để góp ý về các quy định mới này; đồng thời, hướng dẫn các DN thực hiện đăng ký với FDA. Hai phần còn lại của quy định mới, gồm việc lưu trữ hồ sơ và bắt giữ những lô hàng nhập khẩu bị nghi ngờ không bảo đảm an toàn vệ sinh, sẽ được đưa ra thảo luận sau.

''Đảm bảo đăng ký nhanh, rẻ, thuận tiện''

Thông tin từ Đại Sứ quán Mỹ cho thấy, hiện có khoảng 205.000 công ty thực phẩm trên thế giới xuất khẩu hàng vào Mỹ. Ngay tại nước này cũng có trên 202.000 công ty chuyên sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu trữ thực phẩm. Ở Việt Nam, số các DN thực phẩm xuất hàng sang Mỹ là 300-400. Bên cạnh đó là đội ngũ hùng hậu 77.400 nhà nhập khẩu, với 16 triệu container/ngày (khoảng 6 triệu container vào Mỹ thông qua đường biển). Ước tính mỗi ngày FDA sẽ có 20.000 thông báo về những chuyến hàng nhập khẩu.

Hiện nay, Việt Nam được xếp thứ 19 trong số các quốc gia xuất hàng vào Mỹ. Năm 2002, tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ, nông nghiệp và thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này đạt 811 triệu USD, tăng hơn 28%, trong đó, nông nghiệp chiếm 1/4. Mặt hàng xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh nhất trong năm qua là nước hoa quả ép (tăng 383%), cao su và các sản phẩm từ cao su (303%), gạo (295%), thủ công mỹ nghệ (222%)...

Do vậy, theo ông Henrry Smith, việc quản lý xác định nguồn gốc, cũng như đích đến, của các lô hàng nhập khẩu vào Mỹ là cực kỳ quan trọng.

Tuy nhiên, quá trình này không liên quan tới bất kỳ việc phê duyệt nào trước đó, như của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ; Cơ quan Dịch vụ Kiểm nghiệm Sức khoẻ Ðộng thực vật; Chương trình BVTV và Kiểm dịch. ''Không chỉ riêng DN Việt Nam, tất cả các công ty trên toàn thế giới và ngay cả hơn 200.000 công ty ở Mỹ, cũng cần phải đăng ký mà không cần biết mức độ chất lượng sản phẩm đó đến đâu, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm như thế nào...'', Tham tán Phòng Nông nghiệp đối ngoại (Đại Sứ quán Hoa Kỳ) Henrry Smith nói.

Trao đổi với các phóng viên, ông Henrry Smith cho rằng, đây không phải là rào cản đối với các nước nông nghiệp nghèo. ''FDA cũng rất lo lắng về vấn đề này và họ sẽ làm mọi cách để các quy định mới không phải là một rào cản. Các công ty Việt Nam có thể đăng ký bằng văn bản, nhưng theo FDA, đăng ký qua Internet sẽ dễ dàng, nhanh, rẻ và thuận tiện hơn. Như các bạn thấy đấy, thậm chí ngồi ở quán cà phê Internet cũng có thể làm được việc này'', ông Henrry nói.

Ðể biết thêm chi tiết, gồm toàn văn Ðạo luật, thông tin liên lạc với FDA, và kế hoạch thực thi tất cả các điều luật của Ðạo luật, DN xem thêm tại địa chỉ: http://www.fda.gov/oc/bioterrorism/bioact.html. Các ý kiến bình luận bằng văn bản có thể gửi về Ban Quản lý Thẻ (HFA-305), Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (5630 Fisher Lane, Phòng 1061, Rockville, MD 20852) hay bằng thư điện tử: http://www.fda.gov/dockets/ecomments. Ðiều quan trọng là nhớ phải điền số thẻ khi gửi bài bình luận.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thí điểm thành lập công ty cổ phần thẻ (26/02/2003)
Giá phôi thép tiếp tục tăng mạnh (26/02/2003)
Gần 197,5 tỷ đồng cho KHCN nông nghiệp 2003 (26/02/2003)
"Phần lớn các trang trại chưa được hưởng ưu đãi" (26/02/2003)
Giá nhãn ĐBSCL lao dốc (26/02/2003)
Thuê chuyên gia nước ngoài để xúc tiến thương mại? (26/02/2003)
Giá phân bón tăng gây thiệt hại lớn (26/02/2003)
Khuyến khích doanh nghiệp kiện cán bộ, công chức làm sai (25/02/2003)
Được vay 80% tiền khi đi xuất khẩu lao động (25/02/2003)
Chưa tăng lệ phí trước bạ xe máy từ ngày 1/3 (25/02/2003)
Tại sao không đan một tấm lưới lớn để đánh cá ngoài khơi? (25/02/2003)
Giảm bàn tay Chính phủ vào hoạt động của các hiệp hội (25/02/2003)
Thuế còn rất nhiều bất hợp lý (25/02/2003)
Trà túi lọc Việt Nam thiếu chỗ đứng trên "sân nhà" (25/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang