Giá phân bón tăng gây thiệt hại lớn
08:08' 26/02/2003 (GMT+7)
Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhiều phân bón
''Trong vòng ba năm qua, đây là thời điểm giá phân bón trên thị trường thế giới tăng đột biến với mức cao nhất. Do phân bón phải nhập khẩu nhiều, lệ thuộc nước ngoài nên mỗi khi thị trường thế giới biến động, thị trường trong nước biến động theo''. Ông Vũ Dy Hải, Giám đốc Chi nhánh Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp Việt Nam tại TP.HCM, cho biết như vậy.


Cuối năm 2002, phân urê hàng rời của Nga giá chỉ có 110 USD/tấn, nay lên hơn 160 USD/tấn, tăng 45%; còn phân DAP của Mỹ hiện tại giá 200 USD/tấn, tăng 20 USD/tấn. Tình hình căng thẳng tại Iraq đã làm cho giá dầu tăng, phí vận chuyển tăng, các nhà sản xuất đẩy giá lên, còn các nhà đầu cơ thì tăng dự trữ... nên giá phân trên thị trường tăng cao.

 

Thiệt hại lớn vì lệ thuộc nhập khẩu


Phân urê là mặt hàng chiến lược, vừa dùng bón trực tiếp cho cây trồng, vừa dùng làm nguyên liệu sản xuất phân NPK. Nhưng đến nay trong nước mới tự sản xuất được khoảng 140.000 tấn/năm, chỉ đáp ứng được 5% nhu cầu thị trường, còn 95% nhu cầu phải nhập khẩu. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2002, cả nước đã nhập khẩu 1,735 triệu tấn phân urê, trị giá 196 triệu USD, tăng 8% về lượng và 0,6% về giá trị. Ngoài ra còn nhập khẩu 3,65 triệu tấn phân lân, trị giá 464 triệu USD, tăng 14,9% so với năm trước, và một số loại phân khác như DAP, SA...

Chiều 24/2, tại cảng sông đường Trần Xuân Soạn, quận 7, T.HCM, phân urê Nga bán giá trung bình 2.630 đồng/kg, tăng 300 đồng/kg so với tháng trước. Những lô phân này nhập trước Tết nên các doanh nghiệp bán giá ''mềm''. Sắp tới, khi những lô phân bón ký hợp đồng nhập khẩu trong tháng 2/2003 về tới bến giá sẽ còn cao hơn. Tình hình thị trường quốc tế đang diễn biến bất lợi, nhưng do thiếu dự trữ, Việt Nam phải nhập khẩu phân bón với số lượng nhiều trong thời điểm giá cao nên thiệt hại về kinh tế rất lớn. Trong tháng 1/2003, cả nước mới nhập 360.000 tấn urê và 150.000 tấn đang trên đường về. Như vậy, so với nhu cầu năm 2003, cả nước cần phải nhập thêm khoảng 1,5 triệu tấn. Nếu giá phân bón hiện nay còn giữ lâu dài, các nhà nhập khẩu sẽ phải tốn thêm hàng chục triệu USD. Những thiệt hại này cuối cùng nhà nông phải gánh, làm cho giá thành nông phẩm sẽ tăng cao, giảm khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.  

 

Cần dự trữ phân bón để bình ổn giá

 

Theo ý kiến của nhiều nhà kinh doanh phân bón, với 80% dân số sống về nông nghiệp, hàng năm phải nhập khẩu nhiều triệu tấn phân bón các loại, trong khi thị trường quốc tế thường xuyên biến động, nếu Việt Nam không có quỹ bình ổn giá phân bón (mua dự trữ trong kho), các nhà nhập khẩu sẽ thường xuyên gặp khó khăn, nông dân thường xuyên bị thiệt hại lớn về kinh tế. Vì vậy, yêu cầu cho thành lập quỹ dự trữ phân bón để điều tiết thị trường trở nên cần thiết. 

 

Quỹ cần số vốn tối thiểu đủ mua dự trữ khoảng 500.000 tấn phân bón cho cả 3 miền. Mỗi khi giá phân bón tăng sẽ tung ra bán để kìm giá, khi giá xuống mua vào để dự phòng. Lượng phân dự trữ phải công khai cho các doanh nghiệp biết để điều chỉnh mức nhập theo nhu cầu thị trường. 

(Theo NLĐ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Kiến nghị cho vay ưu đãi mua tạm trữ phân bón
Lại đề nghị tăng thuế nhập khẩu phân bón
Đề nghị mua tạm trữ 100.000 tấn phân bón
Có thể ''sốt'' giá phân bón
CÁC TIN KHÁC:
Khuyến khích doanh nghiệp kiện cán bộ, công chức làm sai (25/02/2003)
Được vay 80% tiền khi đi xuất khẩu lao động (25/02/2003)
Chưa tăng lệ phí trước bạ xe máy từ ngày 1/3 (25/02/2003)
Tại sao không đan một tấm lưới lớn để đánh cá ngoài khơi? (25/02/2003)
Giảm bàn tay Chính phủ vào hoạt động của các hiệp hội (25/02/2003)
Thuế còn rất nhiều bất hợp lý (25/02/2003)
Trà túi lọc Việt Nam thiếu chỗ đứng trên "sân nhà" (25/02/2003)
Gốm sứ xuất sang Tây Ban Nha tăng 4 lần (25/02/2003)
Đề nghị mua tạm trữ 100.000 tấn phân bón (25/02/2003)
''Sốt'' xăng có phần trách nhiệm của nhà quản lý? (25/02/2003)
Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho DN xăng dầu (24/02/2003)
Sau Tết, các ngân hàng ồ ạt huy động vốn (24/02/2003)
Sẽ tăng phí bảo hiểm đối với xe máy? (24/02/2003)
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với nhập khẩu xe máy (24/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang