Được vay 80% tiền khi đi xuất khẩu lao động
17:52' 25/02/2003 (GMT+7)
(VietNamNet) - Một chương trình tín dụng được nhiều người mong đợi vừa được công bố sáng nay (25/2) tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNT). Họ bước vào triển khai chương trình cho vay người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Rất nhiều lao động Việt Nam đang hướng tới các thị trường bên ngoài.

Ông Lê Văn Sở, Tổng giám đốc NHNNVN cho biết, tất cả công dân Việt Nam có nhu cầu đi lao động ở nước ngoài sẽ được vay vốn khi có đủ các điều kiện sau: Được bên tuyển dụng chính thức tiếp nhận đi lao động có thời hạn lại nước ngoài; Có hộ khẩu thường trú tại địa bàn Ngân hàng nơi cho vay; Người lao động hoặc hộ gia đình mà người lao động là thành viên phụ thuộc không có nợ khó đòi hoặc quá hạn trên 6 tháng tại NHNN&PTNT Việt Nam.

Người lao động có thể vay tối đa 80% tổng số chi phí hợp pháp cần thiết để được đi lao động có thời hạn tại nước ngoài (Phí đào tạo, phí tư vấn hợp đồng, phí đặt cọc, vé máy bay một lượt từ Việt Nam đến nước mà người lao động tới làm việc, các chi phí cần thiết khác tại hợp đồng làm việc...). Ngân hàng sẽ thoả thuận về thời hạn cho vay căn cứ trên thời hạn làm việc tại nước ngoài quy định trong hợp đồng làm việc; khả năng trả nợ của người lao động, nguồn vốn cho vay của NHNN&PTNT Việt Nam.

Theo ông Đỗ Tất Ngọc, Phó tổng giám đốc NHNN&PTNT, Ngân hàng này sẽ cho vay bằng đồng Việt Nam (VND) và USD. Trường hợp vay bằng đồng Việt Nam, Ngân hàng sẽ hỗ trợ bán ngoại tệ cho các nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ hợp pháp theo quy định về quản lý ngoại hối. Tiền vay được chuyển trả thẳng cho bên tuyển dụng. Trường hợp Bên tuyển dụng có đề nghị bằng văn bản thì NH có thể phát tiền vay trực tiếp cho người lao động, nhưng phải bằng VNĐ. Lãi suất cho vay VNĐ và USD đối với tất cả các đối tượng đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đều thống nhất theo lãi suất cho vay thông thường của NHNN&PTNT  tại thời điểm cho vay.

Các khoản cho vay bằng USD thì phải trả nợ gốc và lãi bằng USD; Trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc VNĐ thì Ngân hàng nơi cho vay và Người lao động thoả thuận phù hợp với quy định về cho vay bằng ngoại tệ của NHNN&PTNT Việt Nam. 

Ngoài ra, một số đối tượng sẽ được vay không phải bảo đảm tiền vay nếu đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài bao gồm: Vợ (chồng) con của liệt sĩ; thương binh (kể cả thương binh loại B được xác nhận từ 31/12/1993 trở về trước, nay gọi là quân nhân bị tai nạn lao động), người hưởng chính sách như thương binh, mất sức lao động từ 21% trở lên, vợ chồng hoặc con của thương binh; Con của anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, con của người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng được thưởng huân, huy chương kháng chiến, con của cán bộ hoạt động cách mạng trước tháng 8/1945; Người lao động thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định tại quyết định số 1143/2000/QĐ/LĐTBXH ngày 10/11/2000 của Bộ trưởng BLĐTBXH về việc điều chỉnh chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005.

Để vay vốn, người lao động gửi ngân hàng nơi cho vay hồ sơ gồm các giấy tờ sau: Giấy đề nghị vay vốn đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài (mẫu kèm theo); Hộ khẩu thường trú, hoặc chứng minh thư nhân dân (bản photocopy); Hợp đồng làm việc hoặc giấy xác nhận của bên tuyển dụng về việc người lao động đã được tuyển đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài bản gốc). Lưu ý: Trong khi chưa có Hợp đồng làm việc, Ngân hàng sẽ căn cứ giấy xác nhận của Bên tuyển dụng để xem xét làm các thủ tục, quyết định cho vay hoặc không cho vay; Tiền vay chỉ phát khi NH nơi cho vay nhận được hợp đồng làm việc (bản gốc); Hợp đồng bảo đảm tiền vay đối với các đối tượng phải bảo đảm tiền vay bằng tài sản; Giấy xác nhận là đối tượng chính sách của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (bản gốc).

Cụ thể: Trường hợp các địa phương quản lý và chi trả trợ cấp, thì Phòng lao động thương binh xã hội Quận, Huyện, Thị xã nơi đang quản lý hồ sơ hoặc danh sách và thực hiện chi trả trợ cấp xác nhận. Trường hợp đang công tác trong quân đội, công an, thì cơ quan, đơn vị quân đội, công an đang quản lý và chi trả trợ cấp xác nhận. Trường hợp khu điều dưỡng thương binh nặng trực thuộc BLĐTB&XH quản lý và chi trả trợ cấp thì giám dốc các khu điều dưỡng này xác nhận. Đối với người lao động là hộ nghèo theo tiêu chuẩn quy định tại Quyết định số 1143/2000/ QĐ/LĐTB&XH ngày 10/11/2000 của Bộ Lao động TBXH, thì ban xoá đói giảm nghèo cấp Huyện xác nhận.

NHNNVN sẽ phối hợp với các ngân hàng nước ngoài tổ chức chuyển tiền cho người lao động từ nước ngoài về Việt Nam qua hệ thống thanh toán điện lử Ngân hàng Quốc tế (SWIFT). Tiền được chuyển về chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã theo yêu cầu của người lao động. Khi đó người thụ hưởng nhập ngoại tệ chuyển về được quyền mở và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cá nhân (ngoại tệ hoặc nội tệ); Gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ; Nhận USD tiền mặt; bán ngoại tệ cho chi nhánh NHNN VN lấy tiền VNĐ; trả nợ vay ngân hàng.

Cách chuyển tiền cho người lao động từ nước ngoài về Việt Nam

Đối với người gửi tiền:

Mang hộ chiếu đến một trong các NH ở nước và lãnh thổ sở tại (Malaysia là Maybank, Public bank, Hongleong Bank...; Đài Loan là Chinfon bank, China Trust bank...; Hàn Quốc là Woori bank, Chohung bank...)

Lấy đơn xin chuyển tiền in sẵn và điền dầy đủ những nội dung sau: Họ tên và địa chỉ người gửi tiền (Applicant); Số tiền chuyển, điền số tiền và ký hiệu loại tiền (Amount); Người nhận tiền (beneficiary); Tên người nhận tiền (Name); Số tài khoản cá nhân của người nhận tiền (Account Number) nếu có; Số chứng minh thư của người nhận tiền - ghi ở phần những chi tiết khác (Other Details); Địa chỉ liên hệ của người nhận tiền (Address, Telephone Number of Beneficiary).

Đề nghị chuyển tiền tới: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt nam, Trụ sở chính số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam. Mã SWIFT: VBAAVNVX (Vietnam Bank for Agnculture and Rural Development. Head office, Hanoi ; SWIFT Address: VBAA VNVX). Tên ngân hàng của người nhận tiền (Bank of Beneficiary): chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt nam (tỉnh, thành phố, thị xã, quận, huyện) nơi người nhận tiền tới nhận.

Người nhận tiền:

Khi nhận được giấy báo của chi nhánh NHNNVN, người nhận tiền tới chi nhánh làm các thủ tục nhận tiền theo hưởng dẫn ghi trên giấy báo và được quyền: Mở và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi cá nhân (ngoại tệ hoặc nội tệ); Gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ; Nhận USD mặt; Bán ngoại tệ cho chi nhánh NHNN VN lấy tiền đồng Việt Nam; Trả nợ vay ngân hàng; Khi nhận tiền, người nhận phải trả phí cho chi nhánh NHNN VN.

Mức phí thu người thụ hưởng trong nước hiện nay: 0,05% số tiền chuyển, nhưng tối thiểu 2 USD tối đa 200 USD/1 món. Nếu khách hàng đề nghị rút tiền hoặc chuyển tiền cho người thụ hưởng khác sẽ thực hiện thu thêm như sau:
 
- Rút tiền mặt ngoại tệ: 0,15%
- Trả cho người hưởng cùng hệ thống NHNN: miễn phí
- Trả cho người hưởng khác hệ thống NHNN cùng tỉnh, thành phố là 3 USD/món và khác tỉnh, thành phố là 0,05%, tối đa 50 USD.

Trường hợp quá hạn trên không nhận được, người nhận tiền có thể đến chi nhánh NHNN VN đề nghị tra soát.

  • Hồng Phúc
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chưa tăng lệ phí trước bạ xe máy từ ngày 1/3 (25/02/2003)
Tại sao không đan một tấm lưới lớn để đánh cá ngoài khơi? (25/02/2003)
Giảm bàn tay Chính phủ vào hoạt động của các hiệp hội (25/02/2003)
Thuế còn rất nhiều bất hợp lý (25/02/2003)
Trà túi lọc Việt Nam thiếu chỗ đứng trên "sân nhà" (25/02/2003)
Gốm sứ xuất sang Tây Ban Nha tăng 4 lần (25/02/2003)
Đề nghị mua tạm trữ 100.000 tấn phân bón (25/02/2003)
''Sốt'' xăng có phần trách nhiệm của nhà quản lý? (25/02/2003)
Ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho DN xăng dầu (24/02/2003)
Sau Tết, các ngân hàng ồ ạt huy động vốn (24/02/2003)
Sẽ tăng phí bảo hiểm đối với xe máy? (24/02/2003)
Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với nhập khẩu xe máy (24/02/2003)
Sẽ chỉ còn một mức thuế giá trị gia tăng là 10%? (24/02/2003)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 2,2% (24/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang