TP HCM:
Gỡ rối thi hành luật Lao động cho DN có vốn FDI
07:35' 21/02/2003 (GMT+7)
Doanh nghiệp FDI có được gỡ rối?
Luật Lao động sửa đổi và bổ sung có hiệu lực từ ngày 1/1/2003, song các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện vẫn chưa được ban hành đầy đủ nên tạo ra một số vướng mắc với doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện. Thời Báo Kinh tế Việt Nam phối hợp với NetViet và CLB các Giám đốc nhân sự Việt Nam (VNHR Club) hôm qua 20/2 đã tổ chức buổi hội thảo tháo gỡ vướng mắc khi triển khai luật này.

Hội thảo có sự giúp đỡ và chỉ đạo của Bộ Lao động Thương binh - Xã hội, Tổng liên đoàn Lao động VN, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng nhiều ban ngành khác. Đại diện bộ phận nhân sự của hơn 100 doanh nghiệp có vốn FDI tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đều tham gia hội thảo. Thứ trưởng Bộ LĐ TB XH Lê Duy Đồng; Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN-Chủ tịch LĐLĐ TP HCM Đặng Ngọc Tùng; Uỷ viên Thường trực Tổng LĐLĐ VN Nguyễn Hoà Bình trực tiếp trả lời các câu hỏi đưa ra. 

Hội thảo kéo dài bốn giờ đồng hồ, tập trung bàn luận những vấn đề nóng bỏng về luật lao động hiện nay như đăng ký lao động, tuyển dụng nhân viên làm những công việc mang tính không ổn định, bảo hiểm xã hội một lần, hợp đồng lao động nhằm đảm bảo chế độ cho người lao động trong doanh nghiệp, góp ý kiến cho dự thảo các nghị định mới...

"Tại cuộc gặp mặt này, chúng tôi hy vọng sẽ có được bầu không khí trao đổi cởi mở, thẳng thắn, tìm ra được những giải pháp hiệu quả để khắc phục hạn chế đang tồn tại, tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà đầu tư và Tổ chức Công đoàn, thúc đẩy quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển, mang lại lợi ích cho nhà đầu tư, cho người lao động và lợi ích của nhà nước", ông Nguyễn Hoà Bình nói.

Đại biểu tham dự hội thảo đã thống nhất rằng, sẽ có báo cáo ghi lại toàn bộ vướng mắc mà các doanh nghiệp đặt ra về Luật Lao động sửa đổi và bổ sung, đệ trình lên bộ ngành liên quan và Văn phòng Chính phủ nhằm tạo ra hiệu quả cao nhất về việc thực thi luật ban hành.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, từ năm 1998 đến nay đã có 3669 dự án của gần 70 nước và vùng lãnh thổ hoạt động tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư trên 39 tỷ USD, góp phần giải quyết việc làm ổn định cho trên 40 vạn lao động.
  • Diệu Thuý
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng được hâm nóng trở lại (20/02/2003)
Ngành thương mại hướng vào thị trường trong nước (20/02/2003)
Doanh nghiệp đầu cơ xăng dầu có thể bị rút giấy phép? (20/02/2003)
Tháng ăn chơi của các đại lý bảo hiểm nhân thọ (20/02/2003)
Năm nay sẽ ưu tiên phát triển tôm sú giống (20/02/2003)
Điều chỉnh thiết kế nhà ga quốc tế Tân Sơn Nhất (20/02/2003)
TP.HCM cần cơ chế thử nghiệm thị trường bất động sản (20/02/2003)
15.234 bộ linh kiện xe gắn máy ách tắc tại cảng Hải Phòng (20/02/2003)
Yêu cầu khởi công thuỷ điện A Vương trong tháng 10 (20/02/2003)
Rút giấy phép kinh doanh xăng dầu, kỷ luật các giám đốc có vi phạm (20/02/2003)
Kiểm toán Nhà nước sẽ trực thuộc Quốc hội? (20/02/2003)
SBV điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn (20/02/2003)
Hãy táo bạo hơn để phát triển DN vừa và nhỏ (19/02/2003)
Trên 52.000 lượt khách đến vịnh Hạ Long (19/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang