Xích mích Thái Lan-Campuchia: 
Thử thách bản lĩnh doanh nghiệp Việt Nam
12:57' 15/02/2003 (GMT+7)
Vừa qua, sự cố gây xích mích giữa hai nước Thái Lan và Campuchia dẫn đến việc Thái Lan đóng cửa biên giới với Campuchia đã mở ra một cơ hội cho hàng hoá Việt Nam được tiêu thụ mạnh hơn trên thị trường Campuchia. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với hàng Thái, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những đột phá.

Chị Mỹ, một thương lái chuyên đánh hàng từ Việt Nam sang bỏ mối cho các chợ ở Campuchia, nhà ở số 70 đường 95 thành phố Phnom Penh cho biết: "Trước đây mỗi tuần tôi đánh một ghe hàng thì nay số lượng tăng lên gấp đôi. Các mặt hàng như thuốc xịt muỗi, xà bông, nước rửa chén... hiện không còn hàng dự trữ, phải liên tục đặt hàng thêm". Chị Mỹ cho biết thêm, ảnh hưởng của việc khan hiếm hàng Thái tại thị trường Campuchia là một số mặt hàng Việt Nam có nhích giá lên chút đỉnh.

Còn ông Chi Kun Sieu, cán bộ của công ty Cambo, một công ty quảng cáo thương mại lớn ở Campuchia và hiện đang làm nhà phân phối hàng cho một số doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia nhận định: một số mặt hàng của Việt Nam như hàng nhựa, hàng xa xỉ phẩm... được tiêu thụ nhanh hơn trước.

Tuy nhiên, mức gia tăng đột xuất này chỉ là cục bộ đối với những thương lái nhỏ. Còn đối với toàn bộ thị trường ở Campuchia nói chung thì sự cố vừa qua không phải là một cơ hội "vàng" như nhiều người đã nghĩ. Hơn nữa, việc hàng Thái chỉ gián đoạn một thời gian ngắn khi hai nước Thái Lan và Campuchia chưa giải quyết xong xích mích.

Đi tìm một con đường

Ông Sun Hut, địa chỉ công ty nằm ở 398B đường Mao Trạch Đông và là nhà phân phối cho nước chấm Thuận Phát nhận xét, hiện tại ở thị trường Campuchia, hàng Việt Nam, đặc biệt là những mặt hàng có logo Hàng Việt Nam chất lượng cao đã trở nên khá phổ biến. Hiện chỉ riêng với các mặt hàng nước chấm của Thuận Phát tiêu thụ tại Campuchia, ông đã đạt được doanh số khoảng 6.000-7.000 USD/tháng. Việc phổ biến và tiêu thụ mạnh này xuất hiện ngay từ sau hội chợ Việt - Cam, nhờ nhiều người Campuchia đã biết và tin tưởng chất lượng của hàng Việt Nam. 

Theo ông Sun Hut, các nhà sản xuất Việt Nam cần tập trung giới thiệu hàng hoá, có chính sách khuyến mại tại thị trường này mới là biện pháp căn cơ. Bởi như ông miêu tả thực tế ở chợ biên giới Poipet trong thời gian đóng cửa biên giới, hàng hóa vẫn được các xe đẩy giao qua lại ở khu vực đường biển.

Ông Diệp Nam Hải, trưởng phòng kinh doanh công ty Cholimex cho biết là mặc dù hàng Việt Nam tại thị trường Campuchia đang có dấu hiệu khởi sắc, nhưng khả năng cạnh tranh và mạng phân phối của Việt Nam so với các nước khác tại Campuchia vẫn chưa đủ mạnh để có thể tạo ra được những bước ngoặt cạnh tranh trong những dịp đầy thử thách như thế này.

(Theo SGTT)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Đề nghị giải quyết vụ kiện cá tra, basa công bằng'' (15/02/2003)
Từ ngày 1/3, bãi bỏ thẻ miễn phí cầu, đường bộ (15/02/2003)
Giá vàng chênh lệnh lớn giữa mua vào và bán ra (15/02/2003)
Các công ty nhập khẩu xăng dầu kêu lỗ lớn (15/02/2003)
Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ về dệt may (15/02/2003)
Tháng 6, Vinamilk sẽ bán cổ phần (15/02/2003)
Nhất trí sửa đổi thuế thu nhập doanh nghiệp (15/02/2003)
Tự bỏ vốn đầu tư kinh doanh xe buýt (15/02/2003)
Một DN sắp phá sản vì quyết định của Sở GT-VT (15/02/2003)
Điện thoại di động Samsung sẽ do FPT phân phối (14/02/2003)
Lễ Tình yêu, người Hà Nội mua gì? (14/02/2003)
Xe máy sẽ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? (14/02/2003)
Không thể đổ lỗi cho ''khách quan'' (14/02/2003)
WTO giúp Việt Nam quy hoạch đảo Phú Quốc (14/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang