3 câu hỏi kinh tế lớn dành cho ông Alan Greenspan
10:12' 13/02/2003 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Bush đặt niềm tin vào ông Alan Greenspan.

Tới đây, Chủ tịch Cục Dữ trữ liên bang Mỹ (Fed), ông Alan Greenspan, sẽ tham dự và phát biểu về nền kinh tế trước lưỡng viện Hoa Kỳ. Ông Alan Greenspan chắc chắn sẽ phải trả lời rất nhiều chất vấn, đặc biệt ảnh hưởng của vấn đề Iraq đến nền kinh tế Mỹ, chính sách tài khoá và vấn đề thâm hụt ngân sách trầm trọng.

Tại buổi thảo luận hàng năm này, ông Chủ tịch Fed sẽ trình bày bài phát biểu của mình về tình hình nền kinh tế và các kế hoạch biện pháp chính sách tiền tệ. Trừ khi ông Greenspan tạo nên được ấn tượng mới so với lần xuất hiện trước tại Nghị viện, nếu không bài phát biểu lần này của ông cũng sẽ chỉ được coi như là một bức tranh đo nhịp đập nền kinh tế mà mọi người ở Phố Wall đã quen gọi là ''phát biểu của Greenspan''. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông Greenspan sẽ ngắn gọn, truyền cảm và sẽ đề cập đến đúng mục tiêu mà ông Greenspan đã định. 

Sau đó sẽ đến lượt các nhà lập pháp! 

Thông thường các nhà lập pháp sẽ bắt ông Greenspan ngồi tại chỗ trong khi họ đứng trên khán đài mà chất vấn ông, và thỉnh thoảng lại hỏi ông ta các câu hỏi mà một số nghị sĩ khác vừa hỏi xong! Khi ông Greenspan vượt qua phần chất vấn của Uỷ ban tài chính vào thứ tư (12/2) thì chắc chắn người ta đã đặt cho ông Greenspan vô số các câu hỏi. 

Dưới đây là ba loại câu hỏi chính mà gần như chắc chắn ông Greenspan sẽ phải trả lời:

Vấn đề Iraq đang gây ra hậu quả gì cho nền kinh tế? 

Để chắc chắn, ông Greenspan có lẽ sẽ lặp lại câu thần chú mà ông ta cũng như các thống đốc ngân hàng trung ương khác đã niệm trong vòng nhiều tháng qua – nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn, nhưng với mức lãi suất thấp nhất trong 40 năm qua và tỷ lệ tăng trưởng sản phẩm cao nhất trong vòng 52 năm thì về cơ bản nền kinh tế là vẫn khả quan. Và rồi ông ta có lẽ sẽ đổ lỗi cho những yếu kém gần đây của nền kinh tế – kể cả vấn đề không tạo thêm được việc làm - là do sự lo ngại chiến tranh nổ ra với Iraq. 

Kể từ tháng 9 năm ngoái, Fed đã liên tục đề cập đến vấn đề ''bất ổn định địa lý chính trị'' trong các quyết định điều hành lãi suất của mình. Vào tháng 9, các nhà làm chính sách của Fed đã nói rằng sự yếu kém của nền kinh tế ''một phần'' là do sự bất ổn trên. Trong bản thông báo mới đây nhất của mình về chính sách tiền tệ, Fed đã đổ hết mọi trách nhiệm cho vấn đề Iraq. 

Bản thông báo trên có đoạn viết như sau: ''Giá dầu và các vấn đề liên quan đến rủi ro địa lý chính trị đã liên tục gây nên những hạn chế đối với chi tiêu của doanh nghiệp''. Phần lớn các nhà kinh tế đều đồng ý rằng việc bất ổn định trong vấn đề Iraq đang khiến các doanh nghiệp đứng bên ngoài, họ lo ngại ảnh hưởng rất lớn của một cuộc chiến tới giá dầu hoả và nhu cầu tiêu dùng. Theo quan điểm này thì việc các công ty gần như ngừng đầu tư mới và không thuê thêm nhân công đã khiến cho nền kinh tế suy yếu và danh sách thất nghiệp ngày càng dài thêm. 

Tuy nhiên một số nhà kinh tế khác lại cho rằng các vấn đề của nền kinh tế Mỹ đang ngày càng trầm trọng hơn. 

Ông Rory Robertson, nhà phân tích lãi suất của công ty Macquarie Equities cho rằng: ''Nếu nền kinh tế và thị trường cổ phiếu vẫn suy yếu thời kỳ hậu Iraq thì Fed sẽ buộc phải tiếp tục giảm lãi suất, nhưng đây lại không phải là vấn đề mà ông Greenspan muốn đề cập. Rõ ràng là Fed chỉ muốn vẽ nên bức tranh tươi đẹp''.

Có nhất thiết phải kích thích tài khoá? 

Nếu vấn đề duy nhất của nền kinh tế chỉ là Iraq thì có thể đặt một câu hỏi là liệu kế hoạch ''kích thích kinh tế'' cả gói 674 tỷ USD do Tổng thống Mỹ Bush đưa ra gần đây có thực sự cần thiết không? Hãy để cho các nghị sĩ Đảng Dân chủ đặt câu hỏi này và xem ông Greenspan lẩn trốn câu trả lời ra sao! 

Theo Allen Jacobson của chuyên gia phân tích chính trị Viện nghiên cứu Washington thì ''ông ta có thể sẽ trả lời rằng hiện nay tuy cũng đã có nhiều biện pháp đối với nền kinh tế nhưng ông ta cũng sẽ ủng hộ các chương trình khuyến khích đầu tư - ông ta sẽ đứng trung lập trong vấn đề này''. Allen cho rằng các nghị sĩ Đảng Dân chủ chưa chắc sẽ đẩy Greespan vào thế bí nhưng các nghị sĩ Đảng Cộng hoà cũng không thể cảm thấy là mình đang chiến thắng được. 

Có thể Greenspan sẽ thích một số điểm trong kế hoạch của ông Bush, đặc biệt là đề nghị bỏ thuế đối với phần lớn các thu nhập từ cổ tức nhưng Greenspan sẽ cố tránh xung đột về vấn đề này và các vấn đề về tài khoá khác. 

Allen Jacobson nhận xét: ''Trong thâm tâm Greenspan có lẽ muốn ủng hộ xỏa bỏ hoàn toàn thuế thu nhập từ cổ tức nhưng trong thực tế ông ta biết rằng đó không thuộc thẩm quyền của mình''.

Thâm hụt ngân sách: tốt hay xấu? 

Một vấn đề khác chắc chắn sẽ nảy sinh, đó là ngân sách nước Mỹ, là vấn đề chỉ trong vòng 2 năm ngắn ngủi đã chuyển từ thặng dư sang thâm hụt. 

Nhà Trắng gần đây đã dự báo năm tài khoá 2003 và 2004 sẽ là 2 năm thâm hụt ngân sách lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ – và những dự báo này không bao gồm chi phí cho cuộc chiến và chi phí tái thiết hậu chiến ở Iraq. Lần cuối cùng Chính phủ Mỹ bị thâm hụt ngân sách, Greenspan đã cảnh báo rằng Fed có thể sẽ buộc phải tăng lãi suất để tác động đến tăng trưởng kinh tế. 

''Giảm thâm hụt ngân sách là cách trực tiếp và chắc chắn nhất để tăng tiết kiệm quốc gia. Mức tiết kiệm quốc gia cao hơn sẽ giúp giảm lãi suất thực tế, kích thích chi tiêu hàng hoá vốn nhằm cung cấp công nghệ cao cho nhiều công nhân Mỹ hơn''. Đây là lời phát biểu của Greenspan tháng 7/1996. 

Còn đây là lời chúc mừng thặng dư ngân sách của Greenspan giai đoạn 1998-2001: ''Ngân sách thặng dư đã duy trì được lãi suất thực ở mức thấp hơn. Thành công này đã giúp thúc đẩy bùng nổ đầu tư trong những năm gần đây, đóng góp rất lớn vào việc nâng cao năng xuất và tăng trưởng kinh tế Mỹ''.

Nhưng vào đầu năm 2001, khi ông Bush buộc phải cắt giảm thuế, Greenspan đã nói với Nghị Viện rằng ông ta lo ngại tác động hai mặt của việc Chính phủ liên tục duy trì thặng dư ngân sách trong một giai đoạn quá dài. Greenspan cảnh báo rằng một khi nợ Chính phủ liên bang được thanh toán hết thì Chính phủ sẽ tích luỹ tài sản thay vì tái đầu tư vào khu vực tư nhân, là nơi thặng dư ngân sách cần được đầu tư để có được hiệu quả sử dụng cao hơn. 

Được sự ủng hộ này, ông đề nghị yêu cầu cắt giảm thuế của ông Bush được thông qua trong năm 2001, theo đó cắt giảm các mục tạo thặng dư ngân sách nhưng không làm suy giảm ngân sách một cách quá nghiêm trọng. Song, những ngày tươi đẹp đã trôi qua nhanh chóng, và viễn cảnh ngân sách đã xấu đi đáng kể. Liệu Greenspan có lại trở thành một ''diều hâu'' thâm hụt ngân sách? 

Cựu Thống đốc Fed Lyle Gramley, hiện nay là một nhà kinh tế thuộc Viện nghiên cứu Schwab Washington đánh giá rằng: ''Greenspan sẽ có quan điểm là nếu đề nghị cắt giảm thuế được thông qua thì nó cần phải được đi kèm với các quy định chặt chẽ về chi tiêu. Ông ta sẽ không phản đối mạnh mẽ đề xuất của ông Bush - đó không phải là cá tính của Greenspan''.

(Nguyên Linh - Theo Moneyline)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Nông dân Long An ''không dám'' thu hoạch mía (13/02/2003)
WTO có thể sẽ thắt chặt luật kiện bán phá giá (13/02/2003)
Giá vàng giảm nhưng vẫn có xu hướng tăng (13/02/2003)
Làng hoa Mê Linh nhộn nhịp đón Ngày tình yêu (13/02/2003)
Hà Nội sẽ thêm 3 DN vào ''CLB 100 tỷ đồng'' ? (12/02/2003)
Hội thảo quốc tế về ''Quyền sử dụng nước'' (12/02/2003)
Sẽ trình Thủ tướng Dự án thuỷ điện Sơn La vào quý II (12/02/2003)
Ngân hàng chưa thỏa thuận được định giá bất động sản (12/02/2003)
''Cò shop'' bùng nổ ở TP.HCM (12/02/2003)
Sẽ thực hiện bán đấu giá tại chợ trái cây quốc gia Tiền Giang (12/02/2003)
DN xuất khẩu cà phê chỉ nên ký hợp đồng ngắn hạn (12/02/2003)
Đường xuyên Á sẽ kịp tiến độ? (12/02/2003)
Năm 2005, chấm dứt hoạt động của Tổng công ty Dược (12/02/2003)
Có thể ''sốt'' giá phân bón (12/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang