66% công ty Nhật tại Việt Nam sẽ tăng lợi nhuận trong năm 2003
16:34' 10/02/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo kết quả cuộc điều tra thường niên vừa được công bố của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), Việt Nam là nước có tỷ lệ các công ty Nhật Bản dự đoán lợi nhuận thu được trong năm 2003 sẽ vượt năm 2002 cao thứ hai, chỉ sau Ấn Độ (81%), bỏ xa Trung Quốc (54%) và Thái Lan (53%).
Một cuộc triển lãm các loại ôtô Nhật

Trả lời phiếu điều tra của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) (Japan External Trade Organization - JETRO), hơn 50% trong 1519 công ty hoạt động tại 11 nước và vùng lãnh thổ châu Á (ngoài Nhật Bản) cho biết họ sẽ mở rộng đầu tư trong 1, 2 năm tới. Con số này đặc biệt cao tại Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và tương đối thấp tại Singapore, Hàn Quốc. Hơn 80% dự đoán trong năm 2003, hoạt động của công ty sẽ được cải thiện hoặc không có thay đổi gì lớn.

Khoảng 90% dự đoán cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt, nhất là cạnh tranh về giá. 79% cho rằng giảm thiểu chi phí sản xuất sẽ là yếu tố then chốt trong nâng cao khả năng cạnh tranh. Và biện pháp hiệu quả nhất để giảm chi phí phụ tùng và nguyên nhiên liệu (chi phí lớn nhất trong giá thành) là tìm kiếm các sản phẩm của nước sở tại. Tuy nhiên, 49% công ty hoạt động tại Trung Quốc và 44% công ty hoạt động tại sáu nước ASEAN cho biết họ gặp khó khăn khi mua các trang thiết bị do nước sở tại sản xuất. Lý do chính là những sản phẩm đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng.
11 nước và vùng lãnh thổ trong phạm vi khảo sát là sáu nước ASEAN (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) và Trung Quốc, Hongkong, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan.

Hiện nay, 47% công ty Nhật Bản hoạt động tại Trung Quốc sử dụng ít nhất 51% phụ tùng và nguyên liệu có nguồn gốc Trung Quốc. Chỉ có 37% công ty hoạt động ở khu vực ASEAN cho biết họ sử dụng ít nhất 51% phụ tùng và nguyên nhiên liệu có nguồn gốc ASEAN.

57% số công ty hoạt động tại một trong 6 nước ASEAN được khảo sát cho biết hàng hóa của Trung Quốc có khả năng cạnh tranh cao nhất. Trong khi đó, tại Trung Quốc, 42% số công ty trả lời sản phẩm "Made in Japan" có sức cạnh tranh mạnh nhất, 37% trả lời là hàng Đài Loan và 31% nói là châu Âu.

Hơn 50% công ty tại khu vực ASEAN cho rằng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Nhật Bản (dự kiến) có ảnh hưởng tích cực tới hoạt động của họ.

  • Đặng Hương

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thanh Hóa động thổ nhà máy giấy và bột giấy (10/02/2003)
3 tổng công ty chuyển thành công ty mẹ - công ty con (10/02/2003)
Nhiều doanh nghiệp An Giang xông đất thị trường Campuchia (10/02/2003)
Khởi công xây dựng khu đô thị Tiên Sơn (10/02/2003)
Khởi động “Năm du lịch Hạ Long 2003” (10/02/2003)
Mở tuyến vận tải đường biển Tokyo-TP.HCM. (09/02/2003)
Xuất khẩu đường còn chờ cơ chế bù lỗ (09/02/2003)
Gas tăng giá nhưng không thiếu (09/02/2003)
''Không nên mua vàng lúc này'' (09/02/2003)
Thêm 4 dự án giao thông nối TP. HCM với các tỉnh (09/02/2003)
Các DN ở TP.HCM chạy đua từ đầu năm (08/02/2003)
Thương nhân qua mặt Nhà nước (08/02/2003)
Sau Tết, giao dịch nhà đất khởi động trở lại (08/02/2003)
VASEP sẽ không để người nuôi cá bị thiệt thòi (08/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang