Hàng thủ công mỹ nghệ lên "sàn giao dịch điện tử":
Thương nhân qua mặt Nhà nước
16:27' 08/02/2003 (GMT+7)
Với xu thế khách du lịch đến Việt Nam tăng cao, đồng thời khách du lịch nội địa cũng phát triển mạnh như hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) ngày càng có nhiều cơ hội để hút khách. Tại đô thị cổ Hội An đã có hàng chục shop vải, may mặc hoặc kinh doanh hàng TCMN đã tiến hành giao dịch thương mại điện tử để xuất khẩu hiệu quả.

Xưởng sản xuất đồ mỹ nghệ tại Hội An

Thực chất, giao dịch thương mại điện tử là tự phát và chỉ dừng lại ở mức sử dụng e-mail. Shop Thu Thuỷ, 60 Lê Lợi, Hội An đã bán hàng qua địa chỉ email 3-4 năm nay. Khách hàng đông nhất là từ nước Anh. 

Chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, phụ trách giao dịch điện tử của shop Thu Thuỷ cho biết: "Vì chưa có trang web riêng để giới thiệu, quảng bá thương hiệu, sản phẩm của mình nên hầu hết khách đặt mua hàng qua mạng Internet đều là khách quen, từng đến Hội An. Nhưng lượng hàng bán theo ngạch này khá lớn. Sau khi gửi thư đặt hàng qua email, 15-20 ngày du khách ở Anh, Đức, Pháp... có thể nhận được hàng. Giá mỗi bộ veston khoảng 40-120 USD, bằng giá bán tại Việt Nam nhưng khách hàng phải chịu tiền gửi (20 USD/kg)". Được biết, mỗi ngày có 15-20 du khách nước ngoài đến mua hàng tại shop Thu Thuỷ và 50% số khách đã từng đến mua hàng tại đây đã tiếp tục liên lạc, đặt hàng sau khi về nước. 

Tương tự, các shop Phương Huy, Thắng Lợi... ở Hội An đã thực hiện buôn bán qua mạng rất hiệu quả. 

Năm 2002, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã đưa ra kế hoạch xây dựng "sàn giao dịch điện tử" theo đó, các doanh nghiệp, làng nghề TCMN có riêng một "sân chơi" để trao đổi thông tin hai chiều về thị trường, đồng thời cũng là nơi để trưng bày sản phẩm... 

Tuy nhiên theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay sản phẩm hàng TCMN chưa được đăng ký bản quyền, chưa được bảo hộ. Mặt khác, chưa có một giá sàn quy định chung các loại sản phẩm nên khó định giá, quản lý. Các làng nghề TCMN rất quan tâm đến sàn giao dịch điện tử. Đây là cơ hội tốt cho làng nghề phát triển, tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, tư thương kinh doanh hàng TCMN thì họ không mấy quan tâm. 

Làng nghề tiêu điều

Trong khi các doanh nghiệp, thương nhân kinh doanh hàng TCMN phát đạt thì các làng nghề, nhất là ở các tỉnh miền Trung lại rơi vào cảnh lụi tàn. Làng đúc Phước Kiều - Quảng Nam, làng gốm Thanh Hà - Hội An... là những ví dụ buồn. Riêng tại Đà Nẵng, từ những năm 1995 trở về trước, sản phẩm TCMN của Đà Nẵng như mành trúc, thảm thêu xuất khẩu mỗi năm trên 30.000m2  thì giờ chỉ là con số không... 

Các làng nghề TCMN bị lụi tàn do chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức, cơ chế quản lý còn lỏng lẻo. Hiện xuất khẩu hàng TCMN mạnh, nhưng chỉ là tự phát, các doanh nghiệp xuất khẩu thì chỉ hoạt động mang tính "mua đi, bán lại". Làng nghề không có năng lực xuất khẩu, còn các doanh nghiệp thì không đủ nhân lực, điều kiện bao tiêu sản phẩm. Điều đáng quan tâm nhất là việc buôn bán qua mạng Internet, một lĩnh vực mới mang lại hiệu quả cao thì chưa được quan tâm đầu tư đúng mức tại các làng nghề.

Như vậy, muốn phát triển xuất khẩu hàng TCMN, xây dựng sàn giao dịch điện tử, trước mắt các ngành chức năng, chính quyền phải khôi phục, đầu tư phát triển các làng nghề.

(Theo Lao Động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sau Tết, giao dịch nhà đất khởi động trở lại (08/02/2003)
VASEP sẽ không để người nuôi cá bị thiệt thòi (08/02/2003)
Việt Nam đóng mới đoàn tàu kéo đẩy đầu tiên (07/02/2003)
Năm 2003, không giải quyết các nhu cầu chi ngoài dự toán (07/02/2003)
Cuối tháng 3, Thủ tướng sẽ gặp gỡ cộng đồng DN (07/02/2003)
"Quyết định của DOC không có lợi cho ngành thủy sản Mỹ" (07/02/2003)
Giá vàng biến động khó lường (07/02/2003)
Vụ ong mật 2002-2003 gặp nhiều bất lợi (07/02/2003)
Quảng Ninh sẽ đón 1 triệu lượt du khách nước ngoài (07/02/2003)
Lượng xăng dầu bán ra trong dịp Tết tăng 1,6 lần (07/02/2003)
2002, Việt Nam vượt Malaysia về thu hút đầu tư từ Đài Loan (06/02/2003)
TP.HCM: 695.000 đồng một chỉ vàng (06/02/2003)
Tìm vàng ở lục địa đen (06/02/2003)
Ăn Tết không quên hội nhập (06/02/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang