(VietNamNet) - 19 triệu USD là tổng giá trị nguyên liệu gỗ cứng mà các doanh nghiệp Mỹ xuất vào Việt Nam năm 2002. Con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Chính vì vậy mà 45 doanh nghiệp thành viên của Hội đồng Xuất khẩu Gỗ cứng Mỹ (AHEC) đã có mặt tại Việt Nam. VietNamNet đã có cuộc trao đổi với ông Michael S. Snow, Giám đốc điều hành AHEC.
|
Ông Michael S. Snow- Giám đốc điều hành AHEC. |
- Từ lúc nào và vì sao AHEC chú ý đến Việt Nam, thưa ông?
- Ông Michael S.Snow: Chúng tôi đã chú ý đến Việt Nam cũng khá lâu chứ không phải vài năm gần đây. Tuy nhiên kể từ khi BTA (Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ) có hiệu lực từ cuối năm 2001, chúng tôi bắt đầu quan tâm đặc biệt đến thị trường này. Một thị trường mới và đông dân như Việt Nam luôn là điểm ngắm của các công ty nước ngoài. Nhưng điều chúng tôi muốn giải thích cho câu hỏi này không phải là BTA mà chính là sự tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam. Thông qua những thông tin từ hội nghị cũng như từ những quan chức Việt Nam, chúng tôi nhận thấy tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam rất lớn, từ 135 triệu USD năm 1998 lên 530 triệu USD dự kiến trong năm nay. Sự tăng trưởng đó cũng chính là cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ cứng của Mỹ, hay nói cách khác Việt Nam là thị trường tiềm năng của chúng tôi ở khu vực Đông Nam Á.
- Và Việt Nam là thị trường nhập khẩu số 1 của AHEC tại Đông Nam Á?
Theo đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồ gỗ nội thất xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ dưới 10 triệu USD năm 2001 lên hơn 110 triệu USD dự kiến trong năm 2003. Mức tăng này phần lớn là do ảnh hưởng tích cực của Hiệp định Thương mại Việt -Mỹ. Ngoài ra còn có nguyên nhân doanh nghiệp Việt Nam ngày càng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng Hoa Kỳ. Song song đó hàng lâm sản Mỹ xuất khẩu sang Việt Nam cũng đã tăng từ 0,7 triệu USD năm 1998 lên 19 triệu USD năm 2002. Lượng hàng nhập khẩu này là nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam. |
- Việc AHEC chọn Việt Nam là nơi tổ chức hội nghị đã chứng tỏ chúng tôi quan tâm và đánh giá được tiềm năng của thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam không phải là nước nhập khẩu nhiều nhất nguyên liệu gỗ cứng từ AHEC. Thái Lan là nước nhập nhiều nhất với 65 - 67 triệu USD/năm, kế đến là Indonesia, Malaysia... Việt Nam không nhập bằng những nước khác nhưng lại có tiềm năng lớn hơn.
- Nhập gỗ cứng từ AHEC, ông nghĩ rằng doanh nghiệp Việt Nam có lợi gì trong khi loại nguyên liệu khá đắt và như thế sẽ làm cho giá thành sản phẩm rất cao?
- Thương hiệu của AHEC là cái lợi thứ nhất. Có được thương hiệu này sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam có thể xâm nhập vào bất kỳ thị trường nào. Các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Mỹ đều chấp nhận sản phẩm được làm từ nguyên liệu do các doanh nghiệp của AHEC cung cấp. Thứ hai, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có một nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định khi lựa chọn chúng tôi và đây là yếu tố tạo nên thế mạnh cho các nhà sản xuất, đặc biệt là doanh nghiệp Việt Nam khi sản lượng xuất khẩu ngày càng tăng.
Không chỉ phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu mà sản phẩm từ gỗ cứng còn phục vụ rất nhiều nhu cầu trong nước. Ví dụ như các nhà hàng, khách sạn rất cần những loại gỗ cứng hoặc các hộ gia đình, công trình xây dựng dân dụng cũng cần để làm tăng giá trị của căn nhà.
Nói tóm lại, chúng tôi nhắm đến thị trường Việt Nam không chỉ tính đến mục tiêu làm hàng xuất khẩu của doanh nghiệp tại đây mà chúng tôi còn muốn những sản phẩm từ nguyên liệu gỗ cứng được sử dụng trong nước. Giá thành là một vấn đề, nó được tính toán từ nhiều công đoạn như chăm sóc rừng, chặt, xẻ gỗ và cả vận chuyển chúng đến Việt Nam. Tuy nhiên, tôi cho rằng vấn đề giá trị cần được quan tâm hơn là chi phí.
- Ở châu Á, Trung Quốc và Hồng Kông được xem là xuất khẩu mạnh về hàng gỗ, đặc biệt là gỗ cứng của Hoa Kỳ từ 15 năm nay. Nếu chuyển sang sử dụng gỗ cứng, ông có cho rằng doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được với Trung Quốc và Hồng Kông hay không?
- Có thể. Vấn đề là thiết kế chứ không phải là nguyên liệu. Trong lĩnh vực trang trí nội thất và chế biến gỗ, yếu tố quan trọng nhất là thiết kế tạo mẫu. Nếu như doanh nghiệp Việt Nam chứng tỏ được khả năng sáng tạo của mình thì họ có thể cạnh tranh được với Trung Quốc hay Hồng Kông. Tôi đã từng thấy một số doanh nghiệp ở Malaysia cạnh tranh được với hàng của Trung Quốc nhờ thiết kế của họ chứ không chỉ nhờ vào chất lượng cao của nguyên liệu. Chúng tôi biết Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thiết kế và tạo mẫu trên sản phẩm gỗ cứng. Hy vọng những kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam cải thiện được tình hình.
Thị trường thế giới về hàng trang trí nội thất và gỗ đang phát triển và đáng chú ý nhất là những thị trường châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Sự tăng trưởng này là cơ hội xuất khẩu của hàng Việt Nam.
- Tuy có tiềm năng xuất khẩu nhưng các doanh nghiệp Việt Nam cũng mong muốn có thêm khách hàng mới và thị trường mới. AHEC có chương trình giới thiệu khách hàng cho doanh nghiệp Việt Nam không? Vì thông qua cách này, AHEC cũng sẽ tăng được lượng xuất khẩu của mình vào Việt Nam?
- Đúng là lo đầu ra cho khách hàng cũng là giúp tăng sản lượng của chính mình. Tuy nhiên AHEC là tổ chức với nhiệm vụ quảng bá thương hiệu cho sản phẩm gỗ cứng Mỹ. Chúng tôi không tham gia nhiều vào hoạt động mua bán giữa các doanh nghiệp. Hỗ trợ về mặt kỹ thuật như cung cấp thông tin về thiết kế và kỹ năng thiết kế dựa trên nguyên liệu gỗ cứng là cách chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, việc quảng bá thương hiệu gỗ cứng ở các thị trường cũng là cách giúp đỡ các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguồn nguyên liệu của AHEC.
- Và ông dự đoán năm 2004 sản lượng xuất khẩu gỗ cứng vào Việt Nam tăng bao nhiêu?
- Tôi không thể nói được điều này nhưng tôi tin rằng sẽ tăng nhiều.
- Cám ơn ông !
Nhu cầu gỗ đến năm 2005
Đơn vị: m3/năm
|
Cả nước |
TP.HCM |
2001-2005 |
1999 |
2001-2005 |
Rừng tự nhiên |
300.000 |
19.000 |
20.000 |
Rừng trồng |
1.000.000 |
105.000 |
150.000 |
Nhập khẩu |
250.000 |
49.000 |
90.000 |
Nguồn: Dự án phát triển ngành chế biến gỗ TP.HCM đến năm 2005
|