Doanh nghiệp và trường Đại học:
Bắt tay giải quyết trở ngại kỹ thuật
10:17' 18/11/2003 (GMT+7)

Sản phẩm của sự hợp tác của trường Đại học và Doanh nghiệp

(VietNamNet) Cơ sở sản xuất nhựa và cao su Ngọc Lan (TP.HCM) từng gặp trở ngại trong quá trình sản xuất khi không tìm ra các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thật may, sự hợp tác giữa cơ sở Ngọc Lan và Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM đã mang lại những kết quả bất ngờ từ hai phía... 

  

Ngọc Lan, cơ sở chuyên sản xuất những sản phẩm cắt ngang tiết diện có nhiều hình thù khác nhau. Cơ sở này đang sử dụng phụ gia hóa dẻo DOP trong sản xuất. Đây là loại hóa chất đã bị hạn chế sử dụng ở châu Âu vì gây ô nhiễm môi trường. Cái khó là việc tìm một hóa chất khác đủ khả năng thay thế DOP mà không gây ô nhiễm môi trường và dễ gia công. Điều này lại vượt quá tầm tay của cơ sở.

 

Trong khi đó, tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên, PGS.TS Hà Thúc Huy, Trưởng Khoa Hóa, đã nghiên cứu thành công đề tài Epoxy hóa cao su Latex (cao su thiên nhiên) dùng để thay thế một phần dầu DOP trong những sản phẩm PVC mềm, vừa tránh được ô nhiễm môi trường, vừa  nâng cao độ bền va đập trong những sản phẩm PVC cứng.

 

Ông Trần Xuân Đình, cán bộ kỹ thuật cơ sở nhựa và cao su Ngọc Lan, đã tìm đến Khoa Hóa Trường Đại học Khoa học tự nhiên để hợp tác. Mới đây, ông Trần Xuân Đình cho biết bước đầu, những trở ngại trong kỹ thuật của cơ sở Ngọc Lan đã được khắc phục. Tuy nhiên để có thể đưa vào sản xuất đại trà, còn cần phải giải quyết một số vấn đề liên quan đến kỹ thuật gia công vật liệu.

 

Ngày 17 - 18/11/2003 tại TP.HCM, mô hình của sự hợp tác này đã được trình bày tại Hội thảo “Cơ hội hợp tác giữa trường Đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa học“ do Trường Đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM và Trường Đại học Roskilde (Đan Mạch) phối hợp tổ chức. Tại Hội thảo, cả ông Huy và ông Đình đều có chung nhận định: đây là một sự hợp tác tương hỗ hết sức cần thiết. Nó sẽ là đòn bẩy cho sự tiến bộ của cả hai phía để cùng đóng góp cho sự phát triển. Ông Đình nói: “nhà trường có chất xám, có trang thiết bị nghiên cứu và thí nghiệm, có đội ngũ sinh viên nhiệt tình và ham học hỏi. Doanh nghiệp có nhu cầu thực tế, có sẵn máy móc chuyên dùng, có kinh nghiệm, sẵn sàng đưa các ý tưởng cũng như các kết quả thí nghiệm vào trong sản phẩm nếu thấy hợp lý và có lợi”.

 

Tuy nhiên, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Trung tâm phân tích và thí nghiệm TP.HCM lại cho rằng  mối quan hệ giữa trường Đại học và doanh nghiệp không chặt chẽ. Muốn chặt chẽ cần phải có vai trò của Chính phủ. Chính phủ đóng vai trò quan sát, kiểm tra thì sự hợp tác sẽ tốt hơn.

  • Nam Anh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Xây dựng ngành xi măng đủ sức cạnh tranh và hội nhập quốc tế (17/11/2003)
TP.HCM bỏ hoang 8000 ha đất nông nghiệp (15/11/2003)
Xây dựng hệ thống thủy lợi để cứu tôm (15/11/2003)
Tổng diễn tập mạng truyền thông SEA Games (15/11/2003)
Người nuôi tôm ở TPHCM thắng lớn (15/11/2003)
Trung tâm ITC hồi sinh (15/11/2003)
Doanh nghiệp dùng máy tính nhiều hơn viên chức (14/11/2003)
Bản khai số IMEI ĐTDĐ phải có xác nhận của hải quan (14/11/2003)
Ngành du lịch đánh mất "cơ hội vàng"? (14/11/2003)
Nhiều mốt áo len, áo khoác mới xuất hiện (14/11/2003)
Giá vàng đã vượt mức 741.000 đồng/chỉ (14/11/2003)
Chộn rộn thị trường quà lưu niệm SEA Games (14/11/2003)
Các doanh nghiệp ''nước rút'' trong cuộc đua tài trợ SEA Games 22 (14/11/2003)
Tiền Giang đăng ký tên gọi xuất xứ cho trái cây đặc sản (13/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang