Viết tiếp về việc hoàn vốn đầu tư công trình điện cho Liên doanh:
Vì sao sau 6 năm vẫn nhỏ giọt
16:56' 12/11/2003 (GMT+7)

Nỗi bức xúc của các DN có vốn đầu tư nước ngoài về việc hoàn trả vốn đầu tư xây dựng công trình điện ngoài hàng rào đã nóng lên trên các mặt báo mấy ngày vừa qua. Vậy tại sao một chủ trương tích cực của Chính phủ lại khó được hiện thực như vậy. Ngoài việc đăng tải ý kiến của các bên liên quan, xin trở lại nguồn gốc của sự việc để hiểu rõ hơn vấn đề.

Đường cáp điện của toà nhà 63 Lý Thái Tổ đến nay vẫn chưa được hoàn trả.

Để khuyến khích và cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/1998/NĐ-CP ngày 23/1/1998 và tiếp đó có chỉ thị 11/1998/CT-TTg ngày 16/3/1998 về việc hoàn trả vốn đầu tư xây dựng công trình ngoài hàng rào cho DN có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên khi triển khai Nghị định, chỉ thị của Chính phủ, ngay từ đầu đã thiếu nhất quán từ các bộ liên quan, đây trở thành rào cản lớn để trôi qua nhiều thời gian mà DN có vốn đầu tư nước ngoài không được hưởng những gì Chính phủ ban hành.

Các bộ "vênh" nhau DN khổ!

Theo yêu cầu của Bộ KH&ĐT về việc ban hành cơ chế và hướng dẫn thanh toán đối với các công trình đường dây tải điện bên ngoài hàng rào, Bộ Tài chính đã có Văn bản số 584 TC/TCDN. Chính phủ yêu cầu, Bộ KH&ĐT, Bộ Công nghiệp phối hợp kiểm tra hướng dẫn Tổng công ty Điện lực Việt Nam thực hiện hoàn trả vốn cho các DN có vốn nước ngoài theo diện trên. Vướng mắc bắt đầu nảy sinh khi Bộ KH&ĐT ra văn bản số 4175/BKH-KCN, hướng dẫn về nguyên tắc và thủ tục hoàn vốn nhưng lại "vênh" với văn bản của Bộ Tài chính ban hành trước đã được Thủ tướng phê duyệt.

Chẳng hạn, đối với công trình đã đi vào hoạt động, trong khi văn bản 584 quy định các công trình chưa trích khấu hao thì "trả lại theo giá trị thực tế được thẩm định", nhưng văn bản 4175 lại quy định hoàn trả toàn bộ. Còn các công trình đang xây dựng, văn bản 584 khuyến khích các nhà đầu tư tiếp tục hoàn thành và bàn giao cho Tổng công ty Điện lực Việt Nam nhận hoàn trả vốn "theo quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý đầu tư xây dựng" nhưng văn bản 4175 lại yêu cầu giá trị hoàn trả vốn căn cứ trên "rà soát khối lượng và chi phí thực tế mà DN đã bỏ ra".

Chính những thiếu hụt trong quy định về thủ tục giấy tờ, phương thức hoàn trả, sự tham gia của các bộ, ngành... khiến cho công tác hoàn trả vô cùng khó khăn và thực sự chỉ nhỏ giọt mà thôi.

Ba bộ cùng ra Thông tư mà vẫn "tắc"!

Bộ TC, Bộ KH&ĐTvà Bộ CN đã thống nhất cùng ban hành thông tư 02/2002/TTLT-BKH-BCN-BTC hướng dẫn giao nhận và hoàn trả vốn cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư xây dựng công trình điện ngoài hàng rào. Tuy nhiên, tiến trình công việc không được như ý, điều DN kêu nhất là 8 bước yêu cầu thủ tục và những giấy tờ không thể đáp ứng được. Những bức xúc của DN không phải không có lý, tuy nhiên Thông tư 02 không phải đã đóng sập cánh cửa trước DN.

Đơn cử trường hợp Công ty Điện lực Hà Nội là đơn vị trực tiếp thực hiện chi trả đã cùng Hội đồng định giá có căn cứ vào tình hình thực tế thời điểm các DN có vốn đầu tư nước ngoài thi công. Chẳng hạn các hồ sơ khi tiếp nhận gồm: Giấy phép đầu tư (2 bản sao công chứng), Văn bản thỏa thuận tuyến (gồm 1 bản chính và 1 bản công chứng)  trường hợp Liên doanh không có điều kiện công chứng thì có thể nộp 1 bản sao có dấu của Liên doanh; Văn bản cấp đất, Hợp đồng thuê đất, quyết toán công trình và kiểm toán. Căn cứ vào tình hình thực tế trước đây, Hội đồng đánh giá chấp nhận "trường hợp Liên doanh ký hợp đồng trọn gói với bên B thi công, khi thanh toán không có quyết toán công trình thì Liên doanh cần cung cấp đủ biên bản thanh lý hợp đồng, hoá đơn thanh toán toàn bộ công trình, hoá đơn mua cáp nếu là công trình máy biến áp". Thủ tục còn cần có đăng ký xác nhận của Cục Thuế về tỷ lệ khấu hao, trường hợp không có phải làm việc với Cục Thuế Hà Nội xin xác nhận. Những yêu cầu có liên quan đên Công ty Điện lực Hà Nội nếu các DN có vốn đầu tư nước ngoài không lưu giữ hồ sơ đầy đủ thì Công ty Điện lực Hà Nội có trách nhiệm tạo thuận lợi giúp DN hoàn thành.

Những quy định trên của Hội đồng thẩm định có thể thấy đã tính đến những yếu tố giúp DN có thể thuận lợi hơn khi làm hồ sơ hoàn trả tiền. Theo con số mới nhận được, trong số 30 DN có công văn đề nghị và đã đến làm thủ tục, Công ty điện lực Hà Nội đã hoàn thành việc hoàn vốn cho 22 đơn vị, đang làm thủ tục trình UBND thành phố 1 trường hợp đã thống nhất xong quá trình hoàn trả. Còn lại 7 DN chưa hoàn vốn do các bên chưa thống nhất phương pháp hoàn trả.

Trả lời câu hỏi về những vướng mắc, Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, hiện nay đã có 3 Liên doanh là Đoàn Kết Quốc Tế, Đại Chân Trời và Công ty TNHH Toà nhà Trung Tâm đang tiến hành công tác hoàn trả; Công ty Liên doanh khách sạn Sunway Hà Nội nộp hồ sơ từ tháng 9/2002 nhưng chưa lần nào đến làm việc trực tiếp; Công ty Liên doanh Việt Nam-Malaysia, Liên doanh Câu lạc bộ Hà Nội, Liên doanh Quốc tế Tây Hồ và Trung tâm Dịch vụ Báo chí Việt Nam đã lấy lại hồ sơ; Công ty TNHH phát triển Giảng Võ, Công ty TNHH Appie Tiee chưa có công văn đề nghị hoàn vốn.

Thực tế trong khi làm thủ tục hoàn vốn, bao giờ bên được hoàn trả cũng muốn thủ tục nhanh nhất, giá trị hoàn trả lớn nhất và bên hoàn trả lại muốn hoàn trả chính xác làm sao đỡ thiệt thòi hơn cả. Tuy nhiên cả hai bên đều phải chịu và tuân theo quy định của Nhà nước. Thông tư 02 còn có những chỗ quy định chưa thoả đáng như DN kiến nghị, điều này cần các cấp ngành liên quan rút kinh nghiệm thực tiễn để nếu cần thì chỉnh sửa cho phù hợp và có sự trả lời cho DN. Còn về phía ngành điện, ngoài việc tuân theo Thông tư 02 thì cũng đề nghị cần linh hoạt trong các quy định để không tở nên "bắt bí" DN có vốn đầu tư nước ngoài. Có như thế, chủ trương của Chính phủ mới đi vào cuộc sống.

(Theo DĐDN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
DN ''đơn thương độc mã'' trong cuộc chiến chống hàng giả? (12/11/2003)
S-Fone có gạt khách hàng? (12/11/2003)
CHLB Ðức kiểm tra gắt gao chất lượng thủy sản nhập khẩu (12/11/2003)
Lãng phí ngân sách vì tiến độ "rùa bò" (12/11/2003)
Mỗi năm mất 25.000 tỷ đồng do rút ruột xây dựng cơ bản (12/11/2003)
Microsoft bán Office 2003 sớm hơn dự định (12/11/2003)
Giá thép trên thị trường tiếp tục tăng (11/11/2003)
Cá tai tượng chết hàng loạt (11/11/2003)
Phát hiện mỏ khí đốt lớn ngoài khơi Việt Nam (11/11/2003)
Giữa năm 2004 mới ký hợp đồng EPC dự án NM lọc dầu Dung Quất (11/11/2003)
Hải quan Nội Bài phát hiện nhiều vụ nhập lậu hàng hoá, ngoại tệ (11/11/2003)
Thay đổi chính sách cần dựa trên nền an dân (11/11/2003)
Đem 221 tỷ đồng tiền vay vứt qua cửa sổ (11/11/2003)
Tranh cãi xung quanh tên gọi cá tra, cá basa (11/11/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang