Mỹ có thể khởi kiện bán phá tôm vào 15/12
08:12' 25/10/2003 (GMT+7)
Trên 80% tôm tại Mỹ là từ nhập khẩu.

(VietNamNet) - Thông tin đăng tải trên các trang chuyên ngành thuỷ sản nước ngoài cho thấy, sau khi Liên minh Tôm miền Nam (SSA) và Hiệp hội Tôm Louisiana (LSA) tuyên bố thuê hãng luật nổi tiếng Deway Ballantine, có thể vào 15/12 tới, đơn kiện bán phá giá một số quốc gia lớn xuất khẩu tôm vào nước này sẽ được nộp lên Bộ Thương mại Mỹ và Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC).

Cũng theo các nguồn tin trên, Liên minh Tôm Louisiana (LSA) có thể không nộp đơn kiện riêng trong năm nay. Thay vào đó, họ để ngỏ ý định tham gia cùng mặt trận với Liên minh Tôm miền Nam (SSA) do chịu sức ép của chính quyền Washington cũng như nhiều thành phần kinh tế khác, yêu cầu giải quyết vấn đề bán phá giá tôm một cách thống nhất. Là liên minh gồm 8 bang sản xuất tôm ở miền Nam, đứng đầu là Louisiana, SSA đang yêu cầu đánh thuế trừng phạt chống bán phá giá vào tôm nhập khẩu, thuế suất có thể dao động trong khoảng 40-200%.

Hiệp hội Các nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Ðộ (SEAI) coi vụ kiện này là cuộc chiến lâu dài. Họ cũng đã chỉ định hãng luật Garvey Schubert và Barer để tham kiện, với kinh phí dự tính 1,5 triệu USD (75 tỷ rupi). Mặc dù chi phí tốn kém, song, đây là cuộc chiến rất quan trọng với ngành tôm Ấn Ðộ. Nếu thua kiện, giới vận động hành lang cho tôm Mỹ sẽ áp được thuế chống bán phá giá và chống trợ giá vào tôm Ấn Ðộ cũng như các nước xuất khẩu tôm khác, làm ngành xuất khẩu tôm của nước này thiệt hại tới 1,3 tỷ USD. SEAI không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc bảo vệ vị thế của ngành tại thị trường Mỹ và do vậy, họ phải chấp nhận tốn kém. Khoảng 40 tỷ rupi sẽ được huy động từ quỹ của SEAI, còn lại sẽ thu từ các thành viên tùy theo khối lượng và giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ của từng công ty.

Thái Lan, Việt Nam và Indonesia trước đó cũng đã thuê một công ty chuyên "vận động hành lang" ở Mỹ để chống lại những lời cáo buộc của Liên minh Tôm miền Nam. Ông Thaksin, Thủ tướng của Thái Lan, đã thông qua ngân sách 50 triệu baht (1,2 triệu USD) để vận động hành lang, đồng thời yêu cầu Bộ Thương mại và Bộ Ngoại giao Thái Lan tác động đến các cơ quan công quyền của Mỹ. Liên quan đến việc chuẩn bị đối phó với vụ kiện này, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng đã thành lập Uỷ ban tôm thuộc Hiệp hội.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đấu giá để thuê đất (24/10/2003)
Vốn ưu đãi đầu tư cho những dự án "liều" (24/10/2003)
Đã có 84 dự án đăng ký đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai (24/10/2003)
Chuẩn bị xây dựng hầm vượt sông Sài Gòn (24/10/2003)
Rau hữu cơ, khẩu vị mới cho người Hà Nội (24/10/2003)
Gần 60 triệu USD đầu tư vào khu du lịch biển Hà My (24/10/2003)
Nhật Bản giúp Việt Nam nghiên cứu chính sách thuế (24/10/2003)
Thuỷ sản xuất khẩu tăng 11% (24/10/2003)
Các nước châu Á hợp tác ổn định thị trường gạo (24/10/2003)
Tổ chức hội chợ thương mại Việt Nam tại Phnompenh (24/10/2003)
30 chuyên gia nông nghiệp VN sang giúp Madagascar (24/10/2003)
Doanh nghiệp hàng hải Việt Nam thiệt hại do luật (24/10/2003)
Nên có hội chợ cho các nước tiểu vùng sông Mekong (23/10/2003)
Khôi phục nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Phước Sơn (23/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang