Các nhà cung cấp dịch vụ Internet Phone sợ nhất thẻ lậu
19:50' 22/10/2003 (GMT+7)

Dùng Internet phone, cước gọi quốc tế có thể chỉ 1.400 đồng/phút.

Dịch vụ Internet Phone (dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ quốc tế) đã triển khai ở Việt Nam được hơn một tháng, các nhà cung ứng  cho biết người dân tham gia dịch vụ này rất nhiều. Tuy nhiên, việc kinh doanh cũng gặp không ít trở ngại, nhất là tình trạng buôn bán thẻ lậu tràn lan như hiện nay.

Hiện các nhà cung ứng dịch vụ Internet Phone (ISP) như OCI, FPT, VNN... cho biết dịch vụ này hoạt động có hiệu quả sau hơn một tháng triển khai. Ông Phạm Thành Đức, Phó giám đốc Công ty truyền thông FPT, thống kê: qua hơn 7 tuần triển khai chúng tôi đã đưa ra thị trường khoảng 60.000 thẻ các loại, giá trị trên dưới 13 tỷ đồng. Đây là những thẻ trả trước có mệnh giá từ 50.000 - 500.000 đồng. Hiện nay FPT đang chiếm 70% thị phần dịch vụ gọi điện thoại giá rẻ quốc tế trên toàn quốc.

Ông Lê Văn Học, Phó giám đốc Saigonnet, cũng thông báo đã đưa ra thị trường khoảng 30.000 thẻ trả trước với hai loại ecommy card (tiết kiệm) và popular (thông dụng). Riêng Công ty cổ phần Một kết nối (OCI) hiện nay chỉ tung ra thị trường dịch vụ trả sau và đã có khoảng hàng nghìn thuê bao.

Tuy nhiên, các ISP gặp không ít khó khăn trong thời gian qua, vấn đề đau đầu của ISP vẫn là thẻ lậu. Ông Phạm Thành Đức, bức xúc: "So với mức cước sàn của nhà nước thì mức cước thẻ lậu rẻ hơn 1/3 (vì không phải nộp thuế, không tốn tiền cho quảng cáo) thì người dân dại gì mà không dùng nó. Trong khi đó chúng tôi phải mất hàng trăm triệu để quảng bá dịch vụ và còn phải đóng thuế nhà nước".

Những thẻ lậu này được các "đầu nậu" đem về Việt Nam một cách rất tinh vi, họ không mua bán giao dịch bằng cách thông thường mà mua bán trực tiếp qua mạng. Thông qua các website có chức năng mua bán, chỉ cần nhấp chuột đặt lệnh mua thì có thể nhận được hàng chục nghìn số pin và mật khẩu. Sau đó, "đầu nậu" nhận những mã pin, mật khẩu chỉ bằng một file dữ liệu được gửi qua email. Các "đầu nậu" đem in bằng hai cách: in giống như namecard (không có phủ bạc trên mã pin và mật khẩu) và in giống như thẻ trả trước của các ISP (mã pin và mật khẩu được phủ bạc). Mệnh giá của những thẻ lậu này từ 5-20USD. Theo một "đầu nậu" thì hàng tháng họ có thể bán được 80.000-100.000USD thẻ lậu.

Theo các nhà chuyên môn có hai giải pháp để hạn chế thẻ lậu: giải pháp kỹ thuật và giải pháp chế tài. Giải pháp kỹ thuật là dùng kỹ thuật để nhận các website có liên quan đến buôn bán thẻ lậu (được sự cho phép của Nhà nước); giải pháp chế tài thuộc về các ngành chức năng như Bộ Công an, Bộ Bưu chính - Viễn thông... ban hành các văn bản pháp luật để xử lý đích đáng những kẻ kinh doanh thẻ lậu. 

(Theo DĐDN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Phôi thép nhập khẩu tiếp tục tăng giá (22/10/2003)
Sắp mở đường bay trực tiếp TP.HCM - Busan (22/10/2003)
Xuất khẩu đồ gỗ ''dậm chân'' ở thị trường cấp thấp (22/10/2003)
Xây dựng đường sắt cao tốc Hà Nội - TP.HCM (22/10/2003)
EU luôn rộng cửa đón hàng hoá của Việt Nam (22/10/2003)
314 tỷ đồng xây dựng công trình cáp treo Vũng Tàu (22/10/2003)
TP.HCM có trên 8.500 trường hợp sử dụng đất sai mục đích (22/10/2003)
Chuyển giao công nghệ Việt Nam ra nước ngoài (22/10/2003)
Khởi công nhà máy chế biến bông tại Gia Lai (22/10/2003)
Việt Nam sẽ đón 1 triệu du khách Nhật vào năm 2005 (22/10/2003)
Giá các loại rau, củ, quả tăng mạnh (22/10/2003)
Những thông tin mới nhất về mức giá đền bù (22/10/2003)
Ngành luyện thép trước nguy cơ "đói" nguyên liệu (22/10/2003)
Mỗi tuần phải nhập khẩu 20.000 cành lan từ Thái Lan (22/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang