TP.HCM thiếu 1.000ha đất để di dời DN gây ô nhiễm
08:00' 17/10/2003 (GMT+7)
 
Doanh nghiệp gây ô nhiễm không có chỗ để di dời.

(VietNamNet) - Bà Quách Tố Dung, Phó giám đốc Sở Công nghiệp TP. HCM vừa cho phóng viên VietNamNet biết như trên. Và, cũng do việc không chủ động được quỹ đất nên thời gian qua, tiến độ di dời thực hiện hết sức chậm chạp.

 

Trên địa bàn TP.HCM có 3.000 xí nghiệp, cơ sở sản xuất trong nội thành đang ở trong tình trạng gây ô nhiễm, trong đó có 1.184 cơ sở gây ô nhiễm nặng, cần được di dời hoặc phải cải tạo tại chỗ. Hiện tại, thành phố đã lên danh sách 263 cơ sở, xí nghiệp sản xuất phải di dời. Tuy nhiên, một trở ngại lớn là vốn và quỹ đất đáp ứng cho việc di dời quá eo hẹp bởi bình quân mỗi cơ sở phải di dời cần 1ha cho địa điểm mới. Bà Quách Tố Dung bức xúc: “Như vậy, phải có 1.000ha. Đó là một con số quá lớn và hiện thành phố chưa chỉ ra được đất đó sẽ lấy ở đâu?”!

 

Cũng theo bà Dung, thành phố đã quy hoạch hai địa điểm là khu công nghiệp Tân Phú Trung và khu công nghiệp An Hạ ở Củ Chi, nhưng việc di dời vẫn gặp nhiều vướng mắc. Khu công nghiệp Tân Phú Trung có diện tích 500ha, nhưng thời gian qua đã có 29 doanh nghiệp tự ý vào xây dựng nhà xưởng sản xuất không theo quy hoạch, vừa chiếm dụng đất vừa gây ô nhiễm. Vì vậy, các doanh nghiệp phải di dời khác không “mặn mà” lắm với địa điểm này. Theo dự án, toàn bộ kinh phí đầu tư cho khu An Hạ khoảng 200 tỷ đồng, nhưng hiện tại, các nhà đầu tư và chính quyền thành phố chưa thống nhất được mức kinh phí di dời, nên việc chuyển địa điểm cũng chưa thực hiện được .

 

Chính vì những lý do trên mà thời gian qua, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu di dời, cải tạo, nâng cấp trang thiết bị đã phải tự bỏ vốn, tự tìm địa điểm. Việc này lại nảy sinh tình trạng chiếm cứ manh mún như cũ và có nguy cơ phải tiếp tục di dời. Đơn cử như cơ sở sản xuất nước mắm Hồng Hạnh. Cơ sở này đã phải di dời qua nhiều địa điểm nhưng vẫn không được các địa phương chấp nhận, gây tốn kém rất lớn...

 

Theo bà Quách Tố Dung, để công tác di dời được thực hiện và đạt hiệu quả, ngoài các vấn đề về tài chính, cơ chế…, điều kiện cần thiết nhất là phải có sự quy hoạch đồng bộ. “Thành phố cần công bố cụ thể nội dung, danh mục quy hoạch để doanh nghiệp có điều kiện chủ động kế hoạch của mình. Khi đã công bố quy hoạch và danh mục di dời, nếu các doanh nghiệp vi phạm hoặc không thực hiện, cần xử phạt theo quyết định 78” - bà Dung kiến nghị.

 

·       Đặng Vỹ 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Người dân sẽ không phải đăng ký giá đất với chính quyền (17/10/2003)
6 công văn để nhập khẩu 5 bao thuốc lá (16/10/2003)
Thị trường vàng bình ổn trở lại (16/10/2003)
Việt Nam trở thành nước viện trợ nhân đạo (16/10/2003)
Cần xây dựng hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (16/10/2003)
Xây dựng nhà máy bột giấy công suất 100.000 tấn/năm (16/10/2003)
Giá đất ở đền bù Đại lộ Đông - Tây sẽ là 1,6-3,6 triệu đồng/m2 (16/10/2003)
Xuất khẩu sản phẩm gỗ có thể đạt 500 triệu USD (16/10/2003)
Xuất khẩu thuỷ sản sang Nhật có khả năng đạt trên 570 triệu USD (16/10/2003)
''Chiếc áo quản lý Nhà nước về thuỷ sản đã quá chật'' (16/10/2003)
Hàng nhập khẩu sau 5 năm vẫn có thể bị kiểm tra (16/10/2003)
Chính phủ ''cứu vãn'' chất lượng các công trình xây dựng (16/10/2003)
Thầy thuốc ''bắt mạch sức khoẻ DN'' yếu chuyên môn (16/10/2003)
Thông thoáng Luật Hải quan có thể là con dao hai lưỡi (16/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang