Bỏ trống thị trường trong nước DN sống với ai?
10:33' 15/10/2003 (GMT+7)

Ngành sản xuất giày dép có kim ngạch xuất khẩu đứng thứ 4 cả nước.

Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đáng kể. Tuy nhiên, vì mải bươn trải với thị trường ngoài nước, các DN đã gần như bỏ mặc thị trường trong nước. Họ thường chỉ quay về thị trường nội địa sau khi "vấp" phải khó khăn và dự báo được những bất lợi trong thời gian tới ở thị trường nước ngoài. Mặc dù đã mất rất nhiều ưu thế cạnh tranh, song các DN tự nhận ra: Chậm vẫn còn hơn không!

Chỉ lo xuất khẩu

Khảo sát sơ bộ đối với khoảng 20 DN sản xuất giày da tham gia một triển lãm gần đây tại TP.HCM cho thấy, hầu hết trong số hộ đều dùng phần lớn sản phẩm để xuất khẩu, đặc biệt là các DN làm hàng gia công cho các tập đoàn giày dép nước ngoài.

Các DN này cho biết, sở dĩ giày dép nội không đứng được trên "sân nhà" là vì có giá cao, nghèo về mẫu mã và không theo kịp thời trang thế giới. Thị trường trong nước lại nhỏ lẻ, manh mún nên chỉ có các DN, cơ sở nhỏ mới "bám "được; những DN lớn với những trang thiết bị đồng bộ, chuyên môn hoá cao và sản xuất các sản phẩm thời trang cao cấp thì không thể...

Bên cạnh lý do yếu kém, không đủ sức để "ôm" cả thị trường trong lẫn ngoài nước, còn có lý do từ ý thức của bản thân các DN cũng như các cơ quan quản lý ngành. Cho đến nay, hầu hết các DN lẫn các hiệp hội da giày đều chỉ chăm chăm vào mục tiêu xuất khẩu và quên mất, thậm chí không có khái niệm gì về thị trường trong nước. Ngay cả Hiệp hội Da giày Việt Nam (LEFASO VN) khi nói đến mục tiêu phát triển ngành da giày đến năm 2010 cũng chỉ đặt nặng vào xuất khẩu và chiến lược tiếp thị xúc tiến thương mại của ngành này cũng không nằm ngoài mục đích xuất khẩu.

"Trong khi các DN trong nước phải đầu tư rất nhiều tiền và sức lực để gia công, làm hàng xuất khẩu mà lợi nhuận thu về chẳng đáng thì lại bỏ trống thị trường trong nước đầy tiềm năng cho các đối thủ đến từ Trung Quốc, Đài Loan... mặc sức hoành hành", một quan chức tâm huyết với ngành da giày nói.

Không chỉ da giày, nhiều ngành công nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng tương tự.

Chậm vẫn còn hơn không!

"Lâu nay tôi chỉ lo xuất khẩu hàng nông sản thực phẩm, bây giờ tôi mới giật mình nhận ra mình bỏ trống và quay lại khai thác thị trường nội địa...", Anh hùng Lao động Trần Ngọc Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu thổ lộ. Tuy có muộn nhưng bà Sương cũng kịp nhận ra thị trường trong nước với 80 triệu dân có rất nhiều tiềm năng.

Vấn đề mấu chốt theo bà Sương là các DN phải nghiên cứu, tìm hiểu thị hiếu và túi tiền của người tiêu dùng Việt Nam. Mặc dù khách hàng trong nước dễ tính nhưng cũng cần nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã cho bắt mắt.

Công ty XNK & ĐT TP.HCM (Imexco) cũng trong hoàn cảnh tương tự. Bà Dương Thị Kim Nguyện, Xí nghiệp Kinh doanh và Chế biến lâm sản xuất khẩu thuộc Imexco, cho biết, sau một thời gian dài đeo đuổi với những mặt hàng đồ gỗ ngoài trời xuất khẩu, hiện xí nghiệp mới bắt đầu một kế hoạch mới phát triển thị trường trong nước với các loại sản phẩm đồ gỗ gia đình, trang trí nội thất theo thị hiếu và điều kiện của người Việt Nam.

Gần đây công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang (AGIFISH), cũng đã "xác định lại" và quay về "chơi" trên sân nhà dù rất "ngại" vì xưa nay chỉ quen "xuất khẩu", Tổng giám đốc Ngô Phước Hậu thừa nhận.

Sự trở về thị trường nội địa đang là một xu hướng, tuy nhiên, nó cũng thể hiện sự "mất căn bản" của các DN Việt Nam. Nhưng chậm vẫn còn hơn không! và nói như ông Nguyễn Đôn, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM: "Nếu bỏ sân nhà thì DN sống với ai".

(Theo Tiền Phong)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Kinh doanh điện thoại di động sẽ bị kiểm tra những gì? (15/10/2003)
Hapaco khẳng định không thua lỗ như tin đồn (15/10/2003)
Gấp rút hoàn tất gói thầu số 1 Lọc dầu Dung Quất (15/10/2003)
Hội nghị Gạo quốc tế lớn nhất tổ chức tại Việt Nam (15/10/2003)
Vì sao DN khu chế xuất bị ''ngưng'' hưởng thuế ưu đãi theo CEPT? (14/10/2003)
Cảnh báo từ các hồ tôm trên cát ở miền Trung (14/10/2003)
Thủ tướng yêu cầu Tổng công ty Dầu khí chấn chỉnh bộ máy (14/10/2003)
Máy tính cũ bán chạy (14/10/2003)
Sắp thông xe cầu Tuyên Sơn trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (14/10/2003)
Việt Nam sẽ giữ vai trò Chủ tịch Hiệp hội kế toán Đông Nam Á (14/10/2003)
Chuyển động khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Thường Phước (14/10/2003)
Xúc tiến đầu tư phải đi bằng... hai chân! (14/10/2003)
Xuất khẩu chè gặp khó khăn (14/10/2003)
An Giang đưa giá nông sản lên trang web (14/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang