Alan Greenspan - con đường từ số 0 tới quyền lực đỉnh cao
09:16' 12/10/2003 (GMT+7)
Alan Greenspan đã ở cương vị Giám đốc Fed từ năm 1987 đến nay.

(VietNamNet) - Khi còn là một thanh niên, với chỉ một chiếc áo jacket màu vàng cũ kỹ và cây kèn saxophone, ông đã theo một ban nhạc jazz đi khắp đất nước. Giờ đây, thế giới biết đến ông như một nhân vật tối quan trọng, Giám đốc Cục dự trữ quốc gia liên bang Mỹ (Fed), người ở vị trí đầu tầu đã dẫn dắt nền kinh tế Hoa Kỳ qua một quá trình lâu dài nhất trong lịch sử. Alan Greenspan hiện được coi là người đàn ông có quyền lực thứ hai trong chính quyền Mỹ.

Bắt đầu từ thời niên thiếu cơ hàn

Alan Greenspan sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó giữa trào lưu suy thoái của nền kinh tế Hoa Kỳ. Cha của Alan Greenspan là một người đàn ông bị sa thải và đổ tất cả vào cổ phiếu. Ngay từ lúc nhỏ, ông đã bộc lộ khả năng đặc biệt về tính toán. Trò chơi yêu thích nhất của cậu bé con nhà nghèo vốn không có những đồ chơi sang trọng như chúng bạn là tính toán. Ông say mê đặc biệt các con tính, mê các trò chơi về ô tính và có thể giải đáp dễ dàng những con tính phức tạp nhất. 

Tuy nhiên, niềm đam mê nhất của Greenspan thời niên thiếu lại là âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông theo học nhạc tại trường nhạc Juilliard. Công việc đầu tiên của ông là một chân nhạc công thổi kèn clarinet và saxophone trong một ban nhạc jazz chơi rong trên khắp nẻo đường nước Mỹ. Nhưng sau đó, niềm đam mê những con số của ông đã gọi ông trở lại với con đường kinh tế. Năm 19 tuổi, ông nộp đơn vào khoa kinh tế của đại học New York. Ông tốt nghiệp đại học năm 1948, nhận bằng thạc sỹ kinh tế năm 1950 và tiếp đó là bằng tiến sỹ kinh tế học năm 1977 cũng tại đây.

Greespan ngày nay

Alan Greenspan giữ chức Giám đốc của Fed từ 11/8/1987 và đã giữ chức vụ này cho suốt đến nay, qua 4 đời tổng thống, từ Reagan, Bush cha, Clinton cho đến Bush con hiện nay. Ông được coi là người đàn ông của quyền lực thứ 2 trong bộ máy chính quyền hùng mạnh nhất thế giới, người có tiếng nói quyết định đời sống kinh tế của toàn bộ nước Mỹ.

Từ năm 1954 tới 1974 và từ 1977 đến 1987, ông là Chủ tịch tập đoàn  Townsend-Greenspan & Co., Inc. Từ năm 1974 đến 1977 ông giữ chức vị chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh tế quốc gia dưới thời tổng thống Ford và từ 1981 đến 1983, ông là chủ tịch Uỷ ban Cải cách An ninh xã hội quốc gia.

Tiếng nói của ông quyết định đến toàn bộ nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Bắt đầu từ năm 1987, Greenspan đã ngồi trên ghế Giám đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ qua 4 đời tổng thống và được sự tin cậy của cả 4 đời tổng thống. Ông có tiếng nói quyết định trong việc đưa ra các chính sách tiền tệ của nước Mỹ, mức lãi suất thích hợp cho từng thời kỳ. Tiếng nói của ông có tính chất quyết định tới không chỉ tới từng nhà đầu tư, từng công ty Mỹ, từng người dân Mỹ mà còn ảnh hưởng tới nhiều nước trên thế giới.

Vai trò của ông đặc biệt được khẳng định năm 1998 với sự kiện khủng hoảng tài chính ở Châu Á và Nga, chính sách cắt giảm lãi suất kịp thời ông đưa ra lúc đã cứu hàng ngàn công ty Mỹ và ngăn chặn cuộc suy thoái đang đe doạ hệ thống tài chính toàn cầu. Ông cũng chính là người luôn nhận thức được áp lực lớn của lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp lên nền kinh tế Mỹ. Tiếp tục thành công của năm 1998, vị trí của Greenspan càng được khẳng định với con số tăng trưởng 7,3% của nền kinh tế Mỹ năm 1999, con số tăng trưởng cao nhất từ 16 năm trước đó.

Tiếp tục khẳng định mình!

Mỗi lời nói của Greenspan có thể khiến cho thị trường chứng khoán lên hay xuống và đồng USD được hay mất giá. Chính vì vậy, ông là người đặc biệt cẩn trọng khi dùng ngôn từ. Dẫn chứng là cả 2 đảng đối lập ở Mỹ đều đặt tin tưởng vào lời nói và quyết định của ông. Ông đặc biệt nổi tiếng với khả năng thuyết phục cả giới doanh nhân và chính trị gia. Ông nói: ''Nếu tôi nói với bạn không rõ ràng thì bạn sẽ không bao giờ hiểu điều tôi định nói với bạn''. 

Mặc dù ngày 25/6 vừa qua, Greenspan đã đưa ra chính sách cắt giảm lãi suất với tỷ lệ thấp nhất trong vòng 45 năm qua. Tuy nhiên, kinh tế Mỹ năm 2003 này chưa thật sự có những bước khởi sắc. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (trung bình trên 6%) và đồng USD vẫn đang liên tục đánh mất vị thế so với các đồng euro và yen. Quý 2 năm nay, kinh tế Mỹ đã vượt qua những khó khăn của cuộc chiến Iraq để đạt mức tăng trưởng 3,3%. Chính phủ và người dân Mỹ vẫn trông chờ một con số khả quan hơn để cải thiện tình trạng thất nghiệp và số người nghèo khổ gia tăng (trên 30 triệu người Mỹ đang sống trong tình trạng nghèo khổ).

Hơn ai hết, Greenspan là người đang nung nấu điều này để đem đến sự ''thăng hoa'' cho nền kinh tế lớn nhất thế giới này và cũng để khẳng định tên tuổi của ông vì dù sao năm nay Greenspan đã ở tuổi 73, và ông ''không muốn bị coi là người của thế kỷ cũ với những đường lối cũ''. 

  • Phương Thanh

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
VASEP thay đổi cơ cấu lãnh đạo (11/10/2003)
Hơn 365 tỷ đồng xây dựng khu du lịch Côn Đảo (11/10/2003)
Thêm 438 thửa đất ở Lâm Đồng bị cấp trùng sổ đỏ (11/10/2003)
Thành lập mạng kiểm định chất lượng công trình xây dựng (11/10/2003)
Doanh nghiệp vận tải container có nguy cơ ngừng hoạt động (11/10/2003)
Tiền đâu xây Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong? (10/10/2003)
Giá hoa cúc ở Đà Lạt liên tục giảm (10/10/2003)
Việt Nam hỗ trợ 156 tỷ đồng cho nông nghiệp Lào (10/10/2003)
100 tỷ đồng xây dựng và nâng cấp sân bay Chu Lai (10/10/2003)
Con đường vòng vèo để “đẻ” hóa đơn tự in (10/10/2003)
Phó Thủ tướng dẫn đầu đoàn DN Việt Nam thăm Trung Quốc (10/10/2003)
Bà Rịa - Vũng Tàu điều chỉnh giá đất tăng từ 2 đến 5 lần (10/10/2003)
Sắp hoàn thành 200m cuối cùng của hầm Hải Vân (10/10/2003)
TP HCM: Phát hiện 10.000 chi tiết xe máy giả  (10/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang