Công nhân các nhà máy đường ở ĐBSCL hoang mang
19:06' 07/10/2003 (GMT+7)

Nhà máy Đường Thới Bình, Cà Mau.

Hiện nay, hàng nghìn cán bộ công nhân viên các nhà máy đường Bến Tre, Vị Thanh, Phụng Hiệp (Cần Thơ), Thới Bình (Cà Mau) và Kiên Giang hết sức hoang mang sau khi có đề nghị của Bộ Tài chính trình Chính phủ về việc xử lý khó khăn ngành mía đường. Theo đó, các nhà máy bị xếp loại nhóm 3 áp dụng biện pháp sáp nhập, giải thể, phá sản và xử lý tài chính theo quy định của pháp luật.

Tại hai Nhà máy đường Phụng Hiệp, Vị Thanh mới bước vào vụ mía đường năm 2003-2004 gần một tháng (mỗi nhà máy đang hoạt động công suất tối đa là 1.500 tấn/ngày), tuy nhiên cán bộ công nhân viên hai nhà máy này đều bi quan về công ăn, việc làm của mình sắp tới. Trong khi đó hàng nghìn hộ nông dân trồng mía và hàng trăm thương lái đang trung chuyển và bán mía tại bến còn lo âu hơn gấp bội phần.

Ông Nguyễn Thành Long, Giám đốc Công ty Mía đường Cần Thơ (Casuco) trấn an họ nhưng bản thân ông cũng bi quan. Ông nói, nếu xét về thực trạng thiết bị, tình hình tài chính, hình thành vùng nguyên liệu ổn định và tiềm lực phát triển thì cả hai nhà máy đường Vị Thanh và Phụng Hiệp đều huy động đạt công suất 100% liên tục trong suốt 9 tháng/vụ. Riêng sản phẩm đường Casuco đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và được người tiêu dùng chấp nhận.

Hiện nay siêu thị Sài Gòn Coopmark đang tiêu thụ đường trong hệ thống của mình... doanh thu 200 tỷ đồng/năm, nhưng Casuco vẫn bị liệt vào nhóm 3. Trong khi đó, KS Nguyễn Thanh Sơn, quyền Giám đốc Công ty Đường Bến Tre nói, nhà máy vừa vào vụ mía đường (2003-2004) hơn một tuần qua, nhưng trước thông tin trên quả là một cú sốc cho 460 cán bộ công nhân viên nhà máy. UBND tỉnh Bến Tre yêu cầu Công ty Đường Bến Tre báo cáo giải trình. Ngân hàng dè dặt và đề nghị chúng tôi có kế hoạch sản xuất chi tiết. Mặc dù suốt 3 năm qua, Công ty Đường Bến Tre luôn đảm bảo uy tín về sử dụng và hoàn trả vốn vay đúng hạn.

Đó là chưa nói đến những khách hàng dự định hợp tác các dự án sản xuất sản phẩm sau đường và 12.000 ha mía của nông dân Bến Tre đều tỏ vẻ nản lòng. Theo tôi, chương trình mía đường quốc gia khiến sản phẩm đường đi theo hướng tích cực như giảm giá thành và tăng chất lượng... Nhưng có một điều, trong 3 năm qua nhiều kiến nghị về mặt cơ chế chưa được xem xét. Trong khi đó, lâu nay các nhà máy đường hoạt động theo phương thức vay nợ để đầu tư, kể cả vốn lưu động.

(Theo Nông Nghiệp)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Ưu đãi cho DN đến Đài Loan mua hàng (07/10/2003)
Nợ đọng đầu tư xây dựng cơ bản 11.000 tỷ đồng (07/10/2003)
Lịch tiêu thụ mạnh, giá giảm (07/10/2003)
Nông dân, doanh nghiệp “đón đầu” SEA Games (07/10/2003)
Hà Nội sẽ thử nghiệm truyền hình số mặt đất (07/10/2003)
Thêm 10 tỉnh sẻ gánh nặng với ngân khố quốc gia (07/10/2003)
Cục Sở hữu trí tuệ tiếp tục cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (07/10/2003)
Nhập bò sữa giống phải "gánh" trách nhiệm chất lượng (07/10/2003)
Xúc tiến thành lập Trung tâm Việt Nam tại Singapore (07/10/2003)
Thủ tướng chỉ thị đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể (07/10/2003)
Khuyến khích và bảo hộ việc phát triển kinh tế tư nhân (07/10/2003)
100 công ty Bỉ đến Việt Nam tìm cơ hội kinh doanh (07/10/2003)
Lần đầu Việt Nam tổ chức triển lãm chế biến thực phẩm (07/10/2003)
Quốc hội tập trung xây dựng luật kinh tế để chuẩn bị cho WTO (07/10/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang