Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á
14:27' 01/10/2003 (GMT+7)

(VietNamNet) - Việt Nam đang giữ tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á trong năm 2003 và 2004 với mức tăng GDP là 7-7,1% nhờ Chính phủ đã duy trì các chính sách tài chính cũng như cải cách và hỗ trợ thêm cho những dự án cơ sở hạ tầng. Thông tin mới nhất của bản cập nhật triển vọng phát triển Đông Nam Á do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra chiều qua (30/9) cho biết như vậy.

Du lịch đóng góp một nguồn thu quan trọng cho kinh tế Việt Nam.

Bản báo cáo cho biết, nền kinh tế Việt Nam trong nửa năm đầu đã tăng trưởng 6,9%, thấp hơn so với mục tiêu dự kiến của Chính phủ là 7,5%. Động lực chính của tăng trưởng là nhu cầu tiêu dùng nội địa đang tăng mạnh và sự kết hợp thành công giữa các chính sách tiền tệ tài chính mềm dẻo với sự điều hành khá linh hoạt nền kinh tế. Tăng trưởng cả năm 2003 và năm 2004 của Việt Nam dự kiến ở mức 7%.

ADB cũng cho rằng, bất chấp hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ có chững lại nửa cuối năm nay do hàng rào hạn ngạch nhưng các hàng xuất khẩu khác vào thị trường này vẫn tăng cao. Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể đạt tới 10,5%. Theo ADB, Việt Nam đang tiếp tục duy trì chính sách mở rộng tài chính để đáp ứng nhu cầu về cải cách và các dự án cơ sở hạ tầng, do vậy sẽ tiếp tục có mức tăng trưởng cao trong những năm tới.

Trong khu vực, Thái Lan là nước có mức tăng trưởng cao thứ hai sau Việt Nam với mức dự đoán 6% trong năm nay, tiếp đó là Lào (5,5%), Campuchia (5%), Malaysia (4,1%), Philippines (4%), Indonesia (3,4%) và Singapore (0,5%).    

Kết quả mới nhất về điều tra hộ nghèo tại một số tỉnh thuộc loại nghèo nhất Việt Nam của Bộ Lao động - Thương binh -Xã hội cho thấy những tín hiệu khá khả quan: Tỷ lệ hộ nghèo ở Lai Châu là 36,84%, Hoà Bình 17,04%, Quảng Trị 17,10% và Đồng Tháp 10,31%... Tính chung, tỷ lệ nghèo cả nước ở khoảng 10,86% (2 triệu hộ) và dự báo hết năm 2004 sẽ là 9,03%.

Theo những báo cáo của UNDP cũng như WB, Việt Nam đang đạt tốc độ xóa đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới.

Sau những bất ổn và bất chấp những ảnh hưởng do dịch SARS mang lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á, theo báo cáo, vẫn tăng từ 3,9% năm nay lên đến 4,9% năm 2004. Kinh tế Indonesia đang mở rộng hơn, dù mới ở mức khiêm tốn trong nửa năm nay nhưng vẫn đang tăng trưởng khá nhanh. Tuy nhiên, Philippines dường như không tăng trưởng nhiều trong quý I và quý II. Singapore sau bùng nổ dịch SARS đang có tăng trưởng chút ít nhờ những kinh nghiệm trong quý II.

Bốc xếp hàng ở cảng Đà Nẵng

Các nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn duy trì như một nhân tố chính trong sự tăng trưởng GDP của khu vực, nhưng đầu tư nước ngoài trong năm nay nhìn chung vẫn rất thấp. Những nhu cầu từ bên ngoài đang chi phối kinh tế của nhiều nước Đông Nam Á, trừ Singapore và Thái Lan - nơi mà xuất khẩu đã bắt đầu mạnh hơn trong quý II.

  • Hồng Phúc

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Chú trọng chất lượng sắn khô và long nhãn vào Trung Quốc (01/10/2003)
Sắp miễn thị thực cho khách du lịch Nhật Bản (01/10/2003)
USD giảm giá so với hầu hết các đồng tiền mạnh (01/10/2003)
''Quy hoạch phải hướng tới tương lai lâu dài'' (01/10/2003)
Thu thuế cho thuê nhà trọ tại Hà Nội (01/10/2003)
Chính phủ đồng ý đầu tư Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh (01/10/2003)
Đóng tàu hàng và tàu chở dầu lớn nhất Việt Nam (01/10/2003)
Sản lượng lúa đông xuân 2002-2003 cao nhất từ trước đến nay (30/09/2003)
Autopetro 2003 yếu "chất auto" (30/09/2003)
Giá phòng khách sạn ở Sa Pa tăng mạnh (30/09/2003)
Petronas sẽ đầu tư xây dựng nhà máy phát điện ở Việt Nam (30/09/2003)
Dự trữ 480.000 tấn xi măng để bình ổn thị trường (30/09/2003)
Dứt khoát không thanh toán công trình ngoài kế hoạch (30/09/2003)
Hơn 1,6 triệu khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng (30/09/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang