Sẽ thảo luận hiệp định dệt may vào ngày 19/2
15:01' 23/01/2003 (GMT+7)
Năm nay, ngành dệt may sẽ gặp nhiều khó khăn?
Tin từ Hội đồng Thương mại Mỹ - Việt, ngày 19/2 tới, một phái đoàn đại diện Bộ Thương mại Mỹ sẽ đến Hà Nội để bắt đầu tìm hiểu và thảo luận về hiệp định dệt may. Dự kiến, Bộ Thương mại Việt Nam sẽ chủ trì cuộc đàm phán, với sự tham gia của Bộ Công nghiệp, Bộ KH-ĐT, Bộ Ngoại giao và Tổng công ty Dệt may (Vinatex).

Năm qua, xuất khẩu vào Mỹ của ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xấp xỉ 900 triệu USD, tăng 20 lần so với năm 2001. Tuy vậy, thị phần hàng dệt may Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với tiêu chuẩn thông thường (mặt hàng nhập khẩu phải chiếm 1% thị phần) mà Mỹ áp dụng hạn ngạch. Các chuyên gia nhận định, dưới sức ép của giới DN, Chính phủ Mỹ có thể lên tiếng để trấn an về vấn đề hạn ngạch, nhưng việc áp dụng chưa thể sớm như các DN nước này mong đợi.

Càng kéo dài được thời gian đàm phán hiệp định sẽ càng có lợi cho các DN Việt Nam, bởi hàng dệt may hiện vẫn được xuất khẩu với lượng lớn vào thị trường Mỹ.

''Tôi cho rằng, việc Mỹ có áp đặt hạn ngạch trong năm nay hay sang năm còn phụ thuộc vào việc đàm phán giữa hai phía thời gian tới. Về phía DN, họ không mong muốn việc áp đặt hạn ngạch sớm xảy ra trong năm 2003. Điều này sẽ gây bất lợi cho cả các nhà nhập khẩu của Mỹ và DN trong nước. Hiện nay, Hiệp hội Dệt may đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường ''vận động'' nhằm kéo dài thời gian không áp đặt hạn ngạch đối với hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ'', ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch HÐQT Tổng công ty Dệt may, nhận xét.

Nếu được thông qua, Hiệp định này sẽ có hiệu lực ngay sau khi ký mà không cần có chữ ký của Tổng thống cũng như sự phê chuẩn của Quốc hội Mỹ.

Theo ông Lê Quốc Ân, một điều đáng buồn là trong khi sản lượng dệt may sang Mỹ tăng trưởng cao, thì các thị trường truyền thống lại giảm khá mạnh: EU (giảm 9%); Nhật Bản (20%); Ðài Loan (30%), Hongkong (22%) và Hàn Quốc (16%), do các thị trường này đang trong quá trình hội nhập vào Hiệp định ATC và sức mua của thị trường Trung Quốc khá mạnh. Nhưng về chủ quan, việc giảm này chính là do DN Việt Nam đã chủ động chuyển hướng xuất khẩu sang Mỹ nhằm thiết lập chỗ đứng tại thị trường này, hoặc giảm xuất khẩu qua thị trường trung gian như Hongkong, Ðài Loan. Mặt khác, trong điều kiện đơn hàng năm 2002 lớn hơn năng lực sản xuất, DN sẽ chọn đơn hàng có hiệu quả cao hơn để gia công xuất khẩu.

Ông Lê Quốc Ân nhận định, năm 2003, dệt may Việt Nam sẽ vấp phải sự cạnh tranh gay gắt hơn khi Trung Quốc, Ðài Loan gia nhập WTO, nhất là trong điều kiện sức mua của thị trường còn yếu. Ðối với thị trường EU, đơn cử mặt hàng cat.21 (áo jacket), các DN Việt Nam đã đuối khi cạnh trạnh với hàng dệt may Trung Quốc tại thị trường này. Cat.21 hiện là mặt hàng chủ lực, chiếm 1/2 trị giá xuất khẩu đi EU của dệt may Việt Nam. Do không bị áp đặt hạn ngạch, được hưởng quy chế ưu đãi theo Hiệp định ATC nên hàng dệt may Trung Quốc có nhiều lợi thế hơn khi vào EU. Vì vậy, riêng mặt hàng này xuất sang EU năm 2002 của DN Việt Nam đã giảm 3 triệu chiếc.

Một bất lợi nữa cho hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam năm 2003 là EU còn tăng cường các hàng rào kỹ thuật, như cấm sử dụng một số hoạt chất nhuộm đối với hàng may mặc xuất khẩu từ Việt Nam và một số nước sang thị trường này.

(Theo Thanh Niên, TBKTVN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
''Đất đai phải có chủ sử dụng cụ thể'' (23/01/2003)
Năm 2003, HUD bàn giao 251.000m2 sàn nhà ở (23/01/2003)
TP.HCM: Sức mua hàng Tết siêu thị tăng 40% (23/01/2003)
Giá vàng lại đạt ngưỡng 660.000 đồng/chỉ (23/01/2003)
TP.HCM chọn 12 mặt hàng công nghiệp chủ lực (23/01/2003)
Starwood đã đến Việt Nam (23/01/2003)
Hà Nội tăng cường kiểm soát thị trường Tết (23/01/2003)
Hàng trị giá dưới 10 triệu đồng tồn tại cảng biển có thể bị tiêu huỷ (23/01/2003)
Vốn tự có của các NHTM trong nước quá thấp (23/01/2003)
Khám xét các cơ sở của công ty Đông Nam Associates tại Hà Nội (23/01/2003)
Phải xúc tiến thương mại vào thị trường Mỹ như thế nào? (23/01/2003)
Tiền Giang cung ứng hơn 170.000 tấn trái cây cho thị trường Tết (22/01/2003)
Phải chờ cán bộ hải quan ra chợ khảo giá (22/01/2003)
Thủ tục mới về giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (22/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang