Việt Nam sẽ xuất khẩu 200.000 tấn đường
17:25' 17/01/2003 (GMT+7)
Xuất khẩu sẽ giúp ngành mía đường bớt lao đao?
(VietNamNet)
- Ông Lê Văn Tam, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho biết như vậy tại Hội nghị toàn thể của Hiệp hội vừa qua. Khi cung trong nước luôn vượt cầu, ngành mía đường lấn bấn trước hai lối thoát: hạn chế sản lượng hay xuất khẩu số dư thừa? Và phương án xuất khẩu đã được lựa chọn. Sẽ có một công ty cổ phần của Hiệp hội ra đời để lo việc này.

Hiệp hội Mía đường cho biết, theo đăng ký của 44 nhà máy, công ty đường cả nước, sản lượng đường công nghiệp năm 2003 sẽ đạt 962.000 tấn. Cộng với lượng sản xuất thủ công (khoảng 200.000 tấn), và 156.500 tấn đường tồn kho từ vụ trước, tổng cung sẽ là trên 1,2 triệu tấn. So với nhu cầu tiêu dùng trong nước, ngành mía đường sẽ sẽ dư thừa 200.000-300.000 tấn đường.

Xuất khẩu sẽ khôi phục giá?

Lý do chính khiến Hiệp hội quyết định xuất khẩu đường không chỉ do sản lượng dư thừa. Theo lập luận của ngành, từ tháng 12/2002 đến nay, giá đường trong nước và cả trên thế giới liên tục sụt giảm (khoảng 25%) và khối lượng lưu thông rất hạn chế. Chính điều này mới là nguy cơ đe dọa, đẩy ngành mía đường trượt dài trên con đường thua lỗ.

Báo Người lao động đưa tin, theo một quan chức Bộ NNN-PTNT, 38/45 nhà máy chế biến đường trên cả nước đang thua lỗ gần 3.000 tỷ đồng, với 5 DN có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên nhân là nhiều nhà máy thiếu quy hoạch đầu tư vùng nguyên liệu và không ký hợp đồng mua mía với nông dân.

Do thiếu nguyên liệu, hầu hết các nhà máy hoạt động với công suất thấp. Thậm chí, Nhà máy Đường Linh Cảm 3 vụ liên tiếp chỉ hoạt động với 3-7% công suất; Nhà máy Đường Quảng Bình 10-27% công suất... Mặt khác, do năng suất mía chỉ đạt trung bình là 50 tấn/ha, bằng 75% năng suất trung bình thế giới, trữ đường mía thấp, làm giá thành tăng thêm 300.000-600.000 đồng/tấn đường. Do các yếu tố bất lợi trên, giá bình quân đường sản xuất trong nước là 7.180 đồng/kg, tương đương 472 USD/tấn, cao gấp 1,65 lần Ấn Độ, gấp 1,88 lần của Thái Lan.

Ông Lê Văn Tam cho rằng, việc xuất khẩu cũng góp phần quan trọng giúp DN làm quen với hội nhập, đặc biệt là khi chúng ta bắt đầu thực hiện cắt giảm thuế theo lộ trình AFTA. Từ đó, cải tiến công nghệ, chất lượng chất lượng đường.

Xuất khẩu như thế nào?

Tại hội nghị trên, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã trình bày các phương án xuất khẩu: 100.000, 200.000 và 300.000 tấn; tiếp đó, đưa ra dự báo về giá đường nội địa tương ứng. Phương án 2, tức mức xuất khẩu 200.000 tấn, được xem là khả thi nhất, mặc dù mức giá bình quân trong nước và xuất khẩu (3.870 đồng/kg) chưa tháo gỡ hết khó khăn tài chính. Một số nhà máy vẫn lỗ. Song, đây là việc làm cần thiết tạo điều kiện cho các nhà máy vượt lên và phát triển trong những năm tới.

Hiệp hội Mía đường tính toán, nếu xuất khẩu được 200.000 tấn đường, tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu sẽ đạt 4.201 tỷ đồng; trong đó, xuất khẩu đạt 626 tỷ đồng. Rõ ràng, nhờ xuất khẩu số đường này, 800.000 tấn đường còn lại sẽ được giữ được mức giá như dự kiến.

Trong thời gian chuẩn bị thủ tục thành lập Công ty cổ phần thương mại đầu tư phát triển mía đường Việt Nam - đơn vị thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu (dự kiến sẽ hoạt động trong tháng 6), Hiệp hội Mía đường đề nghị giao cho một đơn vị có điều kiện nhất định trong Hiệp hội đảm nhận việc xuất khẩu này; hoặc tổ chức đấu thầu cho những đơn vị nào có điều kiện và giá mua vào để xuất khẩu hợp lý nhất, có lợi cho các thành viên. 

Ông Lê Văn Tam cho biết, trước mắt, Hiệp hội sẽ giao cho 3 công ty tại ba miền: Công ty cổ phần Mía đường Lam Sơn, Công ty Đường Quảng Ngãi và Công ty cổ phần đường Biên Hòa được phép xuất khẩu trước 50.000 tấn đường trong quý I/2003. Ba đơn vị này cũng đảm nhận việc mua lại số đường của những DN bán dưới giá quy định của Hiệp hội. Quy định này có hiệu lực chậm nhất là 20/1 tới.

  • Hà Yên
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
DN vừa và nhỏ cần được phổ biến kiến thức kinh doanh (17/01/2003)
360 doanh nghiệp tham gia Hội chợ Xuân 2003 (17/01/2003)
''Vì thương hiệu Việt'' (17/01/2003)
Cần phải hơn một chỗ ''chui ra chui vào'' (17/01/2003)
Quỹ DN Mekong tăng vốn lên 18,5 triệu USD (17/01/2003)
Mứt Mỹ Tho lao đao vì hàng Trung Quốc (17/01/2003)
Chứng nhận ''sạch'' cho trên 1.000 lô tôm xuất khẩu (17/01/2003)
240 tỷ đồng tin học hóa quản lý hành chính ở TP.HCM (17/01/2003)
''Ngành BC-VT cần giải quyết 2 tồn tại'' (17/01/2003)
Chưa thoát ''ba chìm bảy nổi'' (17/01/2003)
''Phải thay đổi từ nếp nghĩ'' (17/01/2003)
Sẽ cải tạo, xây mới 10 chợ ở mỗi tỉnh thành (17/01/2003)
Nhu cầu mua USD tiền mặt tăng (17/01/2003)
Chưa thấy ''ánh sáng cuối đường hầm'' (17/01/2003)
Xem tiep Tro ve dau trang