Trên 70% máy ảnh Sony trên thị trường là hàng trôi nổi
07:11' 26/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Sony Việt Nam vừa công bố kết quả điều tra thị trường và con số này chắc chắn sẽ khiến người tiêu dùng giật mình: thị phần máy chụp hình, quay phim kỹ thuật số (KTS) Sony chính hãng hiện chỉ chiếm 30%, 70% còn lại là hàng trôi nổi và hàng giả. Đáng nói hơn là máy nghe nhạc MP3, thẻ nhớ hàng giả chiếm hết  95% thị phần!

Soạn: AM 559089 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Giấy "Bảo hành quốc tế" do cửa hàng Kiệt Camera (TP.HCM) "sáng tác" ra để đánh lừa người tiêu dùng. Ảnh: Nguyễn Sa

Mới đây, một du khách người New Zealand đến cửa hàng Kiệt Camere (Nguyễn Huệ, Q.1, TP.HCM) mua 1 máy ảnh hiệu Sony, cửa hàng này cấp cho người khách giấy Bảo hành quốc tế của Sony”. Sau khi về nước chiếc máy bị hư hỏng ngay nên vị khách này đến Công ty Sony New Zealand khiếu nại, lúc này Sony mới “tá hỏa” vì Sony làm gì có loại giấy bảo hành xuyên quốc gia nào. Sony New Zealand đã gửi tấm thẻ “Bảo hành quốc tế” sang Sony VN và yêu cầu can thiệp để chấm dứt loại giấy giả mạo tên tuổi của hãng.

Theo điều tra của Sony từ các cửa hàng kinh doanh hàng điện tử trên phạm vi toàn quốc, những người bán lẻ cho hay kinh doanh hàng trôi nổi, nhái, giả thì có lời hơn hàng chính hãng từ 20 - 30%. Do vậy cửa hàng chỉ lấy số ít hàng Sony cho có hóa đơn chứng từ để đối phó với lực lượng quản lí thị trường còn phần lớn hàng bán ra là hàng trôi nổi và hàng giả. Sự chênh lệch về giá này có thể hiểu một phần do mức thuế, hiện máy chụp hình, quay phim chịu thuế nhập khẩu là 20%, máy MP3 là 40%, cộng thêm thuế VAT là 10%.

Hàng trôi nổi cũng là hàng Sony sản xuất tại nước ngoài, nhập vào VN bằng đường xách tay hoặc nhập lậu; hàng giả: sử dụng logo Sony, bắt chước y chang kể cả tem chống hàng giả nên cả kỹ thuật viên của Sony cũng không phân biệt được nếu không mở máy ra xem bo mạch bên trong; hàng nhái: sử dụng nhãn hiệu Sony gắn lên sản phẩm hay lấy tên gần giống Sony.

Được biết phần lớn hàng trôi nổi đi vào VN bằng con đường hàng không (xách tay) nên máy bị va chạm trong quá trình vận chuyển, đó là chưa kể khách mua nhầm máy cũ bị “tút” lại, máy sản xuất để sử dụng trong một khu vực đại lí nhất định... nên độ bền sản phẩm rất kém. Còn đối với thẻ nhớ, máy MP3 thì hơn 95% là hàng giả có xuất xứ từ Trung Quốc, giá rẻ hơn từ 3-4 lần và độ bền chỉ được đầu tư "ngắn ngày”.

Ông Vũ Quốc Tuấn, đại diện Sony VN cho hay, đây là vấn nạn gây thiệt hạn nặng nề về nhãn hiệu cũng như uy tín của công ty. Trong thời gian qua Sony đã “kêu cứu” đến nhiều cơ quan chức năng để tìm biện pháp giải quyết như giảm thuế nhập linh kiện lắp ráp, xử lí hàng không rõ nguồn gốc, giả, nhái... nhưng kết quả chỉ là “im lặng”. Do vậy đã đến lúc doanh nghiệp phải “tự cứu mình”.

Theo đó, công ty sẽ tăng chất lượng dịch vụ hậu mãi như phát triển thêm nhiều điểm bảo hành trên toàn quốc (hiện là 86 điểm); tăng thời gian bảo hành gấp đôi: 2 năm (cho đến thời điểm này đây là thời gian bảo hành dài nhất VN cho 1 sản phẩm điện tử); phát triển mô hình Sony Center (nơi bán hàng chính hãng) và giảm giá khi mua phụ kiện...

Như vậy cuộc chiến chống hàng lậu, giả và nhái của nhiều DN vẫn còn đơn độc một mình!

  • Nguyễn Sa

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
7 bí quyết tiết kiệm xăng dầu (25/09/2005)
Xuất khẩu giảm do thời tiết chuyển mùa (25/09/2005)
"Đường sắt giá rẻ", chất lượng ra sao? (25/09/2005)
TP.HCM: Sản phẩm Nike giả tràn lan trên thị trường (24/09/2005)
Kiên quyết phản đối quy chế kinh doanh thép (24/09/2005)
Lao động khu vực nào có lương cao nhất? (23/09/2005)
Lon Coca-Cola biết... nói và hát (23/09/2005)
Giá vàng lại nhảy vọt! (23/09/2005)
Phú Mỹ Hưng tưởng nhớ Lawrence S.Ting (23/09/2005)
Tuyến TP.HCM-London được lợi với liên danh British Airways - Cathay Pacific (22/09/2005)
Người Việt Nam tiêu thụ rau quả ngày càng nhiều (22/09/2005)
Thị trường bất động sản cao cấp TP.HCM: Cung rượt đuổi cầu (22/09/2005)
Chuẩn bị ứng trước quota dệt may 2006 (22/09/2005)
Đầu DVD đa năng "made in" Việt Nam (22/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang