Hàng dệt may đi Mỹ giảm hơn 10%
08:59' 14/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Bộ Thương mại, trong 8 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu  dệt may  - những mặt hàng chịu hạn ngạch của Việt Nam sang Mỹ đạt 1,074 triệu USD, giảm 10,03 so với cùng kỳ năm ngoái.

Soạn: AM 546770 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Hàng dệt may đi Mỹ vẫn chưa hết khó khăn.

Trong đó có những mặt hàng chủ lực giảm gây ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu chung như áo sơ mi chất liệu bông (Cat.338/335), quần chất liệu bông (Cat.347/348), áo khoác (Cat.334/335).

Tuy nhiên do giá xuất khẩu trung bình áo sơ mi chất liệu bông của Việt Nam tăng 3,1% so với cùng kỳ năm ngoái, nên trong 8 tháng đầu năm nay xuất khẩu giảm 25,2% về lượng nhưng chỉ giảm 22,8% về trị giá, đạt 10,095 triệu tá thu được 426,1 triệu USD. Đây là mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất, chiếm 39% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bị áp hạn ngạch của Việt Nam sang Mỹ. Mặt hàng quần xuất khẩu của Việt Nam có giá xuất tăng 4,3%, đạt 67,27 USD/tá, nên kim ngạch xuất khẩu Cat.347/348 sang Mỹ giảm 12,8%, nhưng khối lượng xuất khẩu giảm 16% đạt 292,6 triệu USD tương đương với 4,3 triệu tá.

Trong tháng 8, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường Mỹ đã bắt đầu khởi sắc. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may bị áp hạn ngạch tăng 13% so với tháng trước và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 161 triệu USD.

Do tình hình xuất khẩu hàng dệt may hạn ngạch đi Mỹ vẫn còn khó khăn, mới đây Bộ Thương mại đã tiếp tục gia hạn việc cấp visa tự động cho nhiều cat hàng chưa có tỷ lệ thực hiện còn thấp.

Theo dự báo của Bộ Thương mại, toàn ngành dệt may năm nay khó có thể đạt chỉ tiêu 5,2 tỷ USD xuất khẩu đề ra mà có thể bị giảm 500 - 550 triệu USD so với kế hoạch, đạt khoảng 4,7 tỷ USD.

Trong khi đó, yêu cầu nâng cao chất lượng, giảm giá thành sản phẩm đang đặt các doanh nghiệp dệt may trước nhiều khó khăn do nguyên liệu đầu vào tăng mà chưa có xu hướng giảm xuống. Nhu cầu liên kết các doanh nghiệp, tạo thành chu trình sản xuất khép kín sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt những khó khăn, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới đang được đặt ra ngày càng bức thiết.

  • Đông Hiếu
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thị trường điện thoại di động VN: Tăng chóng mặt! (14/09/2005)
Du lịch MICE: phát triển trong thách thức! (14/09/2005)
Thiếu bãi đỗ xe, Hà Nội xây dựng bãi xe ngầm (13/09/2005)
Giá gạo xuất khẩu tăng 42 USD/tấn (13/09/2005)
Gia hạn cấp visa tự động cho dệt may sang Mỹ (13/09/2005)
Du lịch Trung Quốc: Con "gà" bị nhúng nước sôi! (13/09/2005)
Ca-nô “khủng bố” tinh thần du khách! (13/09/2005)
Hợp tác du lịch tiểu vùng Mêkông: cả 3 nước đều khó (13/09/2005)
Xây dựng 3 sàn giao dịch thương mại điện tử (12/09/2005)
Vàng tăng lên 8,52 triệu đồng/lượng SJC (12/09/2005)
Năm 2008, Cần Thơ sẽ có sân bay quốc tế (12/09/2005)
Trung tâm tư vấn về gỗ đầu tiên ra đời (11/09/2005)
Sẽ giảm dần tín dụng hỗ trợ xuất khẩu (11/09/2005)
103 tư vấn viên bảo hiểm đầu tiên nhận chứng chỉ IQA (11/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang