Hàng lậu chiếm 10% thị trường dệt may nội địa
06:49' 08/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo đánh giá của Bộ Thương mại và Tổng Công ty dệt may Việt Nam, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hiện có thể đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu nội địa, khoảng 10% là các loại quần áo thời trang cao cấp của Mỹ, Anh, Ý, Pháp... được nhập khẩu dành cho tầng lớp có thu nhập cao.  Điều đáng nói là trên 10% nhu cầu còn lại đang bị cuốn hút bởi hàng ngoại nhập trái phép trong đó chủ yếu là hàng Trung Quốc, Thái Lan...

Soạn: AM 540467 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Quần áo nhập lậu bày bán công khai tại nhiều cửa hàng.

Do nhập lậu, trốn thuế nên hàng nhập lậu có thế mạnh cạnh tranh bằng giá thấp và được định giá bán rất  linh hoạt trong khi đó hàng hoá sản xuất trong nước có chất lượng tốt nhưng giá cả cao.  Vấn đề quản lý xuất nhập khẩu, quản lý thị trường vẫn chưa được chặt chẽ nên hàng nhập lậu có đất sống, được lưu hành công khai gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh, cạnh tranh không bình đẳng với sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, Bộ Thương mại cũng thừa nhận, các nhà sản xuất Việt Nam vẫn chưa đầu tư thích đáng cho thị trường nội địa. Lý giải điều này, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp Bùi Xuân Khu cho biết: đã số các doanh nghiệp dệt may đang được đầu tư dây chuyền hiện đại quy mô lớn phù hợp với làm hàng xuất khẩu trong khi hàng bán trên thị trường nội địa yêu cầu đơn hàng nhỏ, thay đổi kiểu dáng liên tục nên từ trước đến nay, thị trường nội địa vẫn chủ yếu dành cho các xưởng tư nhân, làng nghề, HTX...

Phát triển thị trường nội địa, các doanh nghiệp phải có hệ thông phấn phối, mở các cửa hàng của chính hãng hoặc uỷ quyền qua các đại lý. Ngoài ra, việc phát triển bán lẻ luôn đi kèm với khả năng tài chính, lượng lưu kho... lớn và thời gian thu hồi chậm nên nhiều doanh nghiệp dù muốn nhưng chưa đủ lực để làm.

Bên cạnh đó, việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu khiến cho các doanh nghiệp dệt may không chủ động được về kế hoạch sản xuất và nguồn sản xuất để phục vụ cho xuất khẩu hay tiêu dùng nội địa cũng là một khó khăn lớn của hầu hết các doanh nghiệp.

Để chiếm lĩnh thành công thị trường nội địa, Bộ Thương mại cho rằng, ngành dệt may cần tích cực đầu tư vào nguyên liệu nhất là xây dựng thêm các nhà máy kéo sợi chất lượng cao để nâng dần tỷ lệ nội địa hóa, hạ giá thành sản phẩm. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thích hợp nhu cầu trong nước theo hướng sản xuất các đơn hàng nhỏ, đa dạng mẫu mã, màu sắc; biến đổi nhanh theo thị hiếu và theo mùa và theo nhóm đối tượng.

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng thương hiệu, hệ thống bán lẻ trên thị trường nội địa cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn, áp dụng các phương thức bán hàng hiện đại và đa dạng, nâng cao chất lượng các dịch vụ đối với khách hàng trước và sau bán hàng... được xem là yêu cầu đầu tiên để xác định chỗ đứng trên thị trường nội địa - Một thị trường đang mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây và được đánh giá một thị trường rất rộng lớn với số dân hiện trên 80 triệu người và thu nhập từng bước được nâng cao.  

  • Đông Hiếu
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mua ôtô được thưởng... người mẫu! (07/09/2005)
Kỷ lục xuất khẩu giày dép từ đầu năm (07/09/2005)
Giá vàng có thể lên đến 860.000 đồng/chỉ (07/09/2005)
"Bách khoa toàn thư" về bất động sản TP.HCM trên web (07/09/2005)
Mục tiêu 1,5 triệu lượt khách "Năm Du lịch Quảng Nam 2006" (07/09/2005)
Kinh doanh vận tải biển: Buộc phải tăng giá? (07/09/2005)
Mỹ xét lại mức thuế cá tra, basa cho Việt Nam (07/09/2005)
Đi “săn” hàng sale-off (06/09/2005)
Nền kinh tế bị "sốc" vì tăng giá xăng dầu (06/09/2005)
Năm 2006 sẽ áp dụng giá điện mới (06/09/2005)
Bộ Thương mại tăng tiền thưởng cho xuất khẩu (06/09/2005)
TP.HCM kiến nghị cho phép chuyển nhượng dự án (06/09/2005)
Thị trường BĐS TP.HCM: vừa đóng băng, vừa… sôi động! (05/09/2005)
Cá ba sa bơi trên sân nhà (05/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang