Kinh doanh vận tải biển: Buộc phải tăng giá?
09:31' 07/09/2005 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu tăng trên 60% nhưng giá cước vận tải lại có xu hướng... giảm. Tình thế trên đẩy các DN vận tải biển tới nguy cơ buộc phải ngừng hoạt động.

Soạn: AM 539991 gửi đến 996 để nhận ảnh này

DN hoạt động vận tải hàng hóa đường thủy đang bị lỗ do giá dầu tăng.

Vì vậy, vừa qua, tại Hải Phòng đã diễn ra buổi họp mặt của các DN và các Hiệp hội Vận tải biển miền Duyên hải Bắc Bộ nhằm thông qua bản kiến nghị trình Chính phủ cho phép tăng cước vận tải hàng hoá đường biển.

Không tăng giá sẽ... ngừng hoạt động

Hơn 120 DN vận tải biển ngoài quốc doanh (NQD)tham gia buổi gặp gỡ tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn trong thời điểm giá dầu tăng đột biến. Ông Nguyễn Thế Diễn - cố vấn Hiệp hội Vận tải Đoàn Kết - An Lư, Hải Phòng lên tiếng: "Một tàu trọng tải 1.200 DWT khai thác tuyến Quảng Ninh - Đồng Nai và Cần Thơ - Hải Phòng trong thời gian 30 ngày/vòng có tổng doanh thu trên 218 triệu VND. Nhưng, tổng chi phí vận tải của tàu này đã lên đến... trên 263 triệu VND. Từ khi giá nhiên liệu (dầu DO) tăng từ 4.500 VND/lít lên 7.500 VND, ước tính tổn thất mỗi chuyến của tàu này là gần 54 triệu VND."

Ông Nguyễn Đức Nghiên - Chủ nhiệm HTX Vận tải Hoằng Hoá - Thanh Hoá bức xúc: "Chúng ta giảm chi phí cho các thiết bị vận tải, thì vi phạm Luật Hàng hải; còn nếu tiết kiệm nhiên liệu thì... không đảm bảo an toàn vận tải. Tình trạng giá nhiên liệu tăng nhưng giá cước không tăng, nếu còn kéo dài chắc chắn hàng loạt DN vận tải biển ở Thanh Hoá sẽ phải ngừng hoạt động". Khác với những DNNN, các DN NQD còn chịu áp lực về lãi suất vốn vay, cũng như thời hạn thanh toán tín dụng.

Theo ý kiến của hầu hết các DN vận tải biển NQD tham gia cuộc gặp mặt đều thống nhất một ý kiến: "Tình hình chung là kinh doanh không hiệu quả, lỗ triền miên do các chi phí đầu vào quá cao. Vì thế, tăng giá cước vận tải chính là giải pháp tối ưu, là lối thoát duy nhất đối với các DN". Mặt khác, theo như đại diện của Hội Vận tải biển huyện Thái Thuỵ - Thái Bình thì bên cạnh việc tăng giá cước,sức ép về tài chính cũng khiến các DN lao đao. Các DN vận tải biển cần được giãn nợ vay vốn đóng tàu trong 9 - 13 năm nữa. Với thực trạng hiện nay, DN chỉ có thể cầm cự còn việc trả lãi vốn vay trở thành một sức ép lớn.

Nhưng tăng như thế nào?

Các DN tham gia cuộc gặp gỡ đã thống nhất sẽ có văn bản trình Chính phủ đề nghị cho phép tăng giá cước vận tải, giãn nợ và miễn giảm các phí, lệ phí đăng kiểm, hàng hải... Mức cước tăng cụ thể được đưa ra thảo luận như sau: tuyến Hải Phòng - Đà Nẵng - Quy Nhơn và ngược lại sẽ tăng thêm 15.000 VND/tấn; Hải Phòng - Nha Trang - Sài Gòn tăng thêm 22.000 VND/tấn; tuyến Cần Thơ - Sài Gòn - Hải Phòng tăng thêm 35.000 VND/tấn...., nhiều tuyến khác đều có mức tăng hàng chục nghìn VND/tấn.

Tuy nhiên, phương án đề ra lại khó áp dụng cho tất cả các chủngloại hàng hoá rất đa dạng như hiện nay. Theo bà Phạm Thị Thuỷ - Chủ tịch HĐQT Cty CP Huyền Trang: "Ngành vận tải biển của chúng ta chưa có sàn cước, nên tăng giá cước như đề nghị thì vẫn khó giải quyết được tận gốc tình trạng khó khăn. Do vậy, trước mắt cần phải nhanh chóng thống nhất sàn cước. Sau đó mới đề nghị tăng giá cước theo tỷ lệ phần trăm”. Hiện tại, đang có hàng trăm DN vận tải biển NQD hoạt động trên khắp các tuyến trong và ngoài nước, trong số đó đã có nhiều DN tập hợp dưới hình thức các tổ chức nghề nghiệp như hiệp hội hay khối vận tải. Tuy nhiên, giữa các DN, các hiệp hội vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ giá cước tuỳ tiện để tranh giành khách hàng. Vì thế, việc đề nghị tăng giá cước khó khả thi.

Liệu các DN có thể vượt qua giai đoạn khó khăn khi giá xăng dầu còn tiếp tục tăng cao? Giải pháp tăng giá cước có là tối ưu? Trước mắt, các DN phải tự tìm cho mình hướng giải quyết như: thống nhất được mức sàn cước hợp lý; cạnh tranh lành mạnh; hạch toán phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

(Theo Diễn đàn DN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mỹ xét lại mức thuế cá tra, basa cho Việt Nam (07/09/2005)
Đi “săn” hàng sale-off (06/09/2005)
Nền kinh tế bị "sốc" vì tăng giá xăng dầu (06/09/2005)
Năm 2006 sẽ áp dụng giá điện mới (06/09/2005)
Bộ Thương mại tăng tiền thưởng cho xuất khẩu (06/09/2005)
TP.HCM kiến nghị cho phép chuyển nhượng dự án (06/09/2005)
Thị trường BĐS TP.HCM: vừa đóng băng, vừa… sôi động! (05/09/2005)
Cá ba sa bơi trên sân nhà (05/09/2005)
Siêu thị... chó mèo (05/09/2005)
Vận tải biển Việt Nam thua toàn diện (05/09/2005)
Cơ hội giao thương cho DN Dược phẩm tại VN (04/09/2005)
Dịch vụ ngày 2/9, đông khách nhưng không tăng giá (03/09/2005)
Hải quan điện tử: giải quyết tiêu cực từ gốc rễ (03/09/2005)
Lượng khách quốc tế đến Mỹ Sơn tăng vọt (03/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang