TP.HCM kiến nghị cho phép chuyển nhượng dự án
01:40' 06/09/2005 (GMT+7)

(VietNamNet)-  Ngày 01/9, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM có công văn số 6603, đề nghị UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ cho phép các nhà đầu tư được chuyển nhượng dự án sau khi đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng. Đây là giải pháp để giúp DN giải quyết khó khăn về vốn, nhằm duy trì và thực hiện kịp tiến độ dự án.

Chuyển nhượng giúp nhiều dự án khỏi bị thu hồi.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, hiện nay toàn TP.HCM có 4.126 doanh nghiệp đăng ký chức năng xây dựng kinh doanh nhà. Đa số các DN có nguồn vốn vừa và nhỏ, trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh kém. Vì vậy có rất nhiều DN đã không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án. Theo quy định của nghị định 181, nếu DN không còn khả năng thực hiện, Nhà nước sẽ thu hồi lại dự án.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cho rằng quy định này không phát huy được nguồn vốn, thế mạnh của nhiều DN khác nhau thông qua việc phân công, chuyên nghiệp hóa trong các công đoạn của cả một quá trình đầu tư dự án kéo dài nhiều năm, chưa tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn vướng mắc cũng như chia sẻ rủi ro cho nhà đầu tư.

Điều kiện được chuyển nhượng:

 

- Phải báo cáo rõ vốn đã đầu tư vào dự án, giá chuyển nhượng. Nếu có lợi nhuận thì phải chịu thuế thu nhập.

- DN nhận chuyển nhượng dự án phải có cam kết thực hiện đúng tiến độ ban đầu.

- Phải cam kết thực hiện dự án đúng theo quy hoạch, kiến trúc đã được duyệt.

Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM kiến nghị: trường hợp DN được giao đất để thực hiện dự án xây dựng nhà ở nhưng gặp khó khăn không thể tiếp tục được nữa thì được phép chuyển nhượng dự án cho DN khác.

Theo Sở TN - MT TP.HCM, việc chuyển nhượng này có thể gọi là chuyển nhượng vốn đầu tư, như đã thực hiện với nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Trong điều kiện khó vay ngân hàng như hiện nay, đây là giải pháp tốt nhất để tiếp tục triển khai dự án kịp tiến độ.

Từ năm 1997 đến nay, UBND TP.HCM đã giao đất cho 766 dự án nhà ở, cơ sở hạ tầng, với tổng diện tích giao 6.360ha. Có  400 dự án với 1.400ha đã đầu tư hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở. Số lượng còn lại 366 dự án đang thực hiện, với tổng diện tích 3.900ha. Với yêu cầu phải xây dựng nhà xong mới được bán, khối lượng này cần phải có một nguồn vốn đầu tư rất lớn.

  • Đặng Vỹ

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thị trường BĐS TP.HCM: vừa đóng băng, vừa… sôi động! (05/09/2005)
Cá ba sa bơi trên sân nhà (05/09/2005)
Siêu thị... chó mèo (05/09/2005)
Vận tải biển Việt Nam thua toàn diện (05/09/2005)
Cơ hội giao thương cho DN Dược phẩm tại VN (04/09/2005)
Dịch vụ ngày 2/9, đông khách nhưng không tăng giá (03/09/2005)
Hải quan điện tử: giải quyết tiêu cực từ gốc rễ (03/09/2005)
Lượng khách quốc tế đến Mỹ Sơn tăng vọt (03/09/2005)
Cà phê Việt Nam trong một năm khó khăn (03/09/2005)
Lo hạn ngạch dệt may cho năm 2006 (03/09/2005)
Giá thuốc lá trên thị trường ASEAN sẽ tăng (03/09/2005)
Bay từ Singapore về Hà Nội chỉ 6 USD! (03/09/2005)
Hàng điện máy giảm giá mạnh (03/09/2005)
TP.HCM khuyến mãi hết 440 tỷ đồng trong 8 tháng! (03/09/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang