Bán hàng đa cấp bị đặt vào khuôn khổ
06:41' 29/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Nghị định về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp vừa được Chính phủ ban hành hôm 26/8 có thể coi là khung pháp lý đầu tiên cho hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt Nam.

Cấm bán hàng đa cấp ở một số lĩnh vực

Soạn: AM 530259 gửi đến 996 để nhận ảnh này
"Cơn lốc Noni" vừa gây ra không ít tai tiếng cho hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo đó, hàng hóa sẽ không được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp nếu thuộc Danh mục hàng cấm lưu thông, hàng hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu. Các loại thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc-xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại cũng không được bán theo phương thức đa cấp.

Với phương thức bán hàng đa cấp, người phân phối hàng được hưởng hoa hồng từ sản phẩm mình bán được, thường cao hơn phương thức kinh doanh truyền thống, từ 5 - 60% tùy DN. Ngoài ra, người bán còn phải tuyển dụng nhiều người bán khác vào nhóm của mình để hưởng hoa hồng trên sản phẩm do họ bán, và việc ăn hoa hồng của cấp dưới được kéo dài ra nhiều tầng (đa cấp) "cắn đuôi nhau", ít nhất là 2 và cao nhất là 9 cấp. 

Đặc điểm chung của phương thức bán hàng trực tiếp là khách hàng muốn trở thành đại lý bước đầu buộc phải mua một vài món hàng của công ty hoặc phải đóng một khoản tiền "cọc" theo qui định. Sau đó, để được hưởng tỉ lệ hoa hồng như công ty đã hứa thì mỗi tháng phải bán được sản phẩm (tùy DN qui định số lượng), phải tuyển thêm người tham gia vào mạng lưới và đôn đốc, nhắc nhở người cũ (cấp dưới mình) bán hàng. 

Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật; rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa; có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp buộc phải công khai hoá quy tắc hoạt động

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ phải công khai quy tắc hoạt động của doanh nghiệp, điều mà hầu như chưa có DN nào đã làm tại Việt Nam.

DN này cũng phải công khai chương trình bán hàng, cách thức trả thưởng, hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia, thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán, quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán).

DN muốn bán hàng đa cấp phải có chương trình đào tạo người tham gia, quy định trách nhiệm của người tham gia, lợi ích kinh tế của họ.

DN bán hàng đa cấp còn phải giải quyết các khiếu nại của người tham gia và người tiêu dùng; Quản lý người tham gia qua hệ thống thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định; Thông báo cho người tham gia những hàng hoá thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

Cấm doanh nghiệp yêu cầu người tham gia phải mua hàng hay đặt cọc

Nghị định của Chính phủ nêu rõ: "Nhà nước nghiêm cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp...".

Khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia có những trách nhiệm xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng; đưa tin trung thực, chính xác về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hoá được bán.

Nhân viên bán hàng đa cấp không được phép yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác; Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Trường hợp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ

Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam. Bởi vì khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ này để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia.

Theo ước tính của Bộ Thương mại, tại Việt Nam hiện có khoảng vài chục DN đang hoạt động theo phương thức bán hàng đa cấp. Và thời gian qua đã có nhiều DN bán hàng truyền tiêu đa cấp thâm nhập vào thị trường Việt Nam gấy rối loạn thị trường. Nhiều DN đã bị công luận phát hiện sai phạm, như Vision nhập thực phẩm nhưng quảng cáo những sản phẩm này là thuốc chữa bệnh; Lô hội bán sản phẩm quá giá (cao hơn giá trị thật của sản phẩm hàng chục lần, bắt hợp tác viên phải mua sản phẩm để được vào mạng lưới bán hàng); hay Công ty Thế giới mới chiếm đoạt tiền của đại lý...

 

Một số DN sau khi bị phát hiện đã đổi tên, chuyển địa bàn và tiếp tục làm ăn lối cũ.

  • Hồng Phúc

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Sắp có nghị định giám sát kiểu bán hàng đa cấp
TP.HCM: Mở chiến dịch thanh tra DN bán hàng đa cấp
Sẽ quy định mức trần hoa hồng bán hàng đa cấp?
Thanh tra DN bán hàng đa cấp đầu tiên
Sẽ Luật hóa hoạt động bán hàng đa cấp thế nào?
Thêm nhiều người đổ nợ vì bán hàng đa cấp
Cấm hay không kiểu bán hàng đa cấp?
Kiểu bán hàng "truyền tiêu"là gì? (Kỳ 3)
Cần thận trọng với loại hình bán hàng truyền tiêu
Kiểu bán hàng "truyền tiêu" là gì? (kỳ 4)
Kiểu bán hàng "truyền tiêu" là gì?
Kỳ 1: ''Làn sóng NONI'' và giấc mộng thành... tỉ phú!
Kỳ 2: Cứ ngồi không, NONI sẽ dẫn tiền vào túi bạn!
Kỳ 3: Thu hồi ngay các sản phẩm quảng cáo nước NONI
Kỳ 4: Những người trong ''làn sóng NONI'' nói gì?
"NONI chỉ là nước trái cây, không phải thần dược"
Hết NONI, lại đến "thần dược" Herbalife?
Thanh tra quảng cáo nước uống NONI trên toàn quốc
CÁC TIN KHÁC:
Du lịch bằng trực thăng tại Vũng Tàu (29/08/2005)
Hệ thống bán lẻ - con đường để khẳng định (28/08/2005)
Samsung chăm sóc đặc biệt khách hàng ĐTDĐ trong tháng 9 (27/08/2005)
Kinh doanh viện sỹ rởm (27/08/2005)
Thị trường TP.HCM rộn ràng dịp 2/9 (27/08/2005)
Công bố 102 thương hiệu và nhãn hiệu đoạt Cúp vàng (26/08/2005)
ASEAN giảm thuế, hàng xuất khẩu VN vẫn không tăng (26/08/2005)
Hội chợ Thái Lan tỏ rõ đẳng cấp cao (25/08/2005)
Gắn thương hiệu Đà Lạt, B'lao cho 5 nhóm sản phẩm (25/08/2005)
Nợ thuế nhập khẩu ô tô: Thất thu hàng trăm tỷ đồng (25/08/2005)
Nhờ xăng tăng giá, xe đạp điện “trúng mùa” (25/08/2005)
Đà Nẵng thành lập Trung tâm Giao dịch bất động sản (25/08/2005)
Bắt tại trận đường dây phân phối, tiêu thụ gas giả (24/08/2005)
TP.HCM tổ chức tháng bán hàng khuyến mãi (24/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang