Thị trường Anh: tự do nhưng khắt khe, bảo thủ
17:19' 18/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo các chuyên gia, Anh là một thành viên có tiếng nói quan trọng trong chính sách thương mại chung của châu Âu. Thị trường Anh hiện áp dụng rất nhiều chính sách thương mại chung của EU đối với hàng nhập khẩu. Vì vậy, có thể nói muốn đưa hàng vào châu Âu hiệu quả trước hết phải làm quen với thị trường Anh.

Xuất khẩu trên 1 tỷ - thặng dư 800 triệu USD!

Soạn: AM 520389 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Anh là thị trường nhập khẩu giày Việt Nam lớn nhất châu Âu.

Theo Bộ Thương mại, năm nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Anh có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với năm ngoái. Các mặt hàng hàng xuất khẩu chính vẫn là giày dép, đồ gỗ, hàng may mặc, xe đạp, cà phê, đệm và hải sản.

Anh hiện là một trong 7 thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu hàng năm trên 1 tỷ USD. Năm 2004, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng 34%, đạt 1,01 tỷ USD. Điều đáng lưu ý là thặng dư thương mại Việt Nam - Anh ở mức 800 triệu USD. 

 

Tuy nhiên, theo thương vụ Việt Nam tại Anh, để xuất khẩu vào thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải rất nhiều khó khăn. Trước hết, tuy được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do toàn cầu nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà những "rào cản" này thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và thông thường đó cũng là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng. Bên cạnh đó, trên thị trường Anh sẽ phải chịu sự cạnh tranh rất lớn về quy cách, mẫu mã, giá cả... từ các thị trường trong khu vực châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, nước có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu vào Anh.

 

Phải mượn thương hiệu Thái để xuất khẩu!

 

Một khó khăn lớn khác là người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính, hơn nữa đối với việc thay đổi thói quen và  tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng. Một điều rất dễ thấy trong tính "bảo thủ" của người Anh là khi họ đã sử dụng mặt hàng của một nhà cung cấp nào thì rất khó đổi sang nhà cung cấp khác. 

 

Trên thị trường Anh, hiện có nước mắm, hàng nông sản chế biến của Việt Nam nhưng phải xuất khẩu qua nhà phân phối Thái Lan. Bây giờ, cũng mặt hàng ấy, nếu muốn xuất thẳng sang Anh các doanh nghiệp phải sử dụng nhãn hiệu khác. Nhưng nhãn hiệu mới thì sẽ rất khó được người tiêu dùng Anh chấp nhận, sử dụng. Hơn nữa, người Anh hiểu biết về con người và hàng hóa Việt Nam vẫn còn hạn chế nên để xác lập được một chỗ đứng cho hàng hoá mới trong siêu thị ở nước Anh không phải là dễ.

 

Chính sách thương mại của Chính phủ Anh là tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thương mại tự do, do vậy xuất khẩu của Việt Nam sang Anh được hoan nghênh. Vấn đề còn lại chính là chất lượng sản phẩm và sự năng động của các doanh nghiệp.

 

Theo tư vấn của các chuyên gia, thì ngoài yêu cầu tất yếu là tăng cường xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ, triễn lãm giới thiệu hàng hoá, thì một điều hết sức lưu ý là cần sử dụng nguồn nhân lực hiểu rõ về thị trường, văn hoá Anh quốc trong đó có lực lượng Việt kiều đa số có trình độ cao. Hiện nay, rất nhiều tập đoàn kinh doanh lớn của Anh đã có mặt tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần tận dụng uy tín của họ để quảng bá về hàng hoá, doanh nghiệp Việt Nam.

  • Đông Hiếu 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Bưu chính gồng mình... chống lỗ (18/08/2005)
Xăng tăng giá - các doanh nghiệp lại kêu trời! (17/08/2005)
TP.HCM xây dựng cổng giao dịch điện tử (17/08/2005)
Giá lúa tiếp tục tăng mạnh (17/08/2005)
Mỹ phẩm nam vẫn núp bóng phụ nữ! (17/08/2005)
Vạch đường đi bằng triết lý kinh doanh (17/08/2005)
Công điện chống đầu cơ xăng dầu: dấu hiệu của tăng giá? (16/08/2005)
Bán băng vệ sinh qua máy bán hàng tự động! (16/08/2005)
Bắt nhiều vụ buôn lậu xăng dầu quy mô lớn (16/08/2005)
Xuất khẩu vẫn chưa có dấu hiệu đột phá (16/08/2005)
Vở, dụng cụ học sinh "lăm le" tăng giá (16/08/2005)
Cà phê xuất khẩu được giá nhưng đói hàng (15/08/2005)
Đà Nẵng: Không phải “casino”, chỉ có “khu giải trí đặc biệt” (15/08/2005)
Mexico mê... cá rô phi Việt Nam (15/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang