Nam Phi - của ngõ xuất khẩu vào "lục địa đen"
17:14' 04/08/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Hội chợ triễn lãm ASEANTEX năm 2005 sẽ được tổ chức tại thành phố Johannesburg từ ngày 10-13/11/2005 là một trong những nỗ lực nhằm mở cánh cửa xuất khẩu vào thị trường Nam Phi và cả châu Phi.

Tại hội chợ sẽ có những hoạt động chính như: trưng bày và giới thiệu sản phẩm Việt Nam, tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Nam Phi, tổ chức ngày Việt Nam tại Nam Phi nhằm giới thiệu những đặc trưng văn hoá - du lịch của Việt Nam.

Theo ông Trần Thiên Cường - Trưởng ban Quan hệ quốc tế - VCCI: hội chợ là cơ hội xúc tiến thương mại và đầu tư của 10 nước ASEAN tại Nam Phi nói riêng và khu vực châu Phi nói chung. Đây cũng là cơ hội để thu hút khách du lịch từ thị trường này.

Các mặt hàng được tập trung giới thiệu tại hội chợ là dệt may, nông sản thực phẩm, dược phẩm và thiết bị y tế, nội thất, máy móc và sản phẩm công nghệ thông tin... Đến nay đã có khoảng 100 doanh nghiệp các nước ASEAN đăng ký tham gia hội chợ. Các doanh nghiệp Việt Nam tham gia hội chợ này sẽ được ban tổ chức hỗ trợ bằng việc giảm giá thuê mặt bằng, vận chuyển và đi lại. Về phía Việt Nam, VCCI cũng đang trình Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp tiền thuê mặt bằng, vận chuyển và thiết kế gian hàng khi tham gia hội chợ.

Thị trường tăng trưởng nhanh

Soạn: AM 505613 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Gạo mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Nam Phi và các nước châu Phi.

Theo Bộ Thương mại, trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu, Nam Phi là một thị trường mới rất nhiều tiềm năng cần tập trung khai thác.

Trong vài năm gần đây, Nam phi luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam ở châu Phi. Xuất khẩu từ Việt Nam sang Nam Phi đã tăng nhanh từ 1,2 triệu USD năm 1992 lên 55,5 triệu USD vào 2004.

Các mặt hàng buôn bán giữa Việt Nam và Nam Phi rất phong phú về chủng loại, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất sang nước bạn những mặt hàng quan trọng như giày dép, gạo, sản phẩm nhựa, dệt may... Trong đó, gạo luôn là mặt hàng chiếm tới 50% - 60% giá trị xuất khẩu. Điều đặc biệt là gạo xuất sang Nam Phi chủ yếu để phân phối đi các nước châu Phi khác. Gần đây, Việt Nam bắt đầu xuất khẩu sang châu Phi các sản phẩm công nghiệp như đồ diện, điện tử, đồ gia dụng và hàng nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ.

Để đón đầu thị trường, nhiều doanh nghiệp Việt Nam triển khai mở văn phòng đại diện tại Nam Phi để thuận tiện trong quan hệ buôn bán.

Theo Bộ thương mại, tuy thương mại hai bên phát triển nhanh nhưng trên lĩnh vực đầu tư và dịch vụ mức độ quan hệ vẫn còn rất thấp. Nam Phi chưa có dự án đầu tư nào vào Việt Nam; một số ngân hàng hai bên mới chỉ đạt được thoả thuận quan hệ đại lý... Đây thực sự là những hạn chế trong quan hệ hai nước cần được tháo gỡ cả ở cấp độ nhà nước và doanh nghiệp.

Thị trường mới, còn nhiều việc phải làm

Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh nhưng Bộ Thương mại cũng thừa nhận, một số mặt hàng tiềm năng của Việt Nam mới chỉ chiếm thị phần rất nhỏ ở Nam Phi như: đồ nhựa chiếm 2,52% kim ngạch nhập khẩu; cao su chiếm 1,37% kim ngạch nhập khẩu, dược phẩm chiếm 2,25% kim ngạch nhập khẩu...

Theo Bộ Thương mại, thâm nhập vào Nam Phi, ngoài những khó khăn của một thị trường mới thì đây còn là một thị trường cạnh tranh rất gay gắt. Những đối thủ  lớn quen thuộc của Việt Nam đã xuất hiện tại Nam Phi từ lâu như: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... với cơ cấu mặt hàng có nhiều điểm tương đồng.

Từ thực tế trên, Bộ Thương mại cho rằng, một mặt các doanh nghiệp Việt Nam cần đẩy mạnh công tác nghiên cúu thị trường, chủ động xây dựng kế hoạch xuất khẩu vào Nam Phi và châu Phi. Bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác quảng bá và xúc tiến thương mại, chú ý việc cạnh tranh về giá trên thị trường này. Mặt khác, về lâu dài, để cạnh tranh với các đối thủ truyền thống trên thị trường Nam Phi thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu quan trọng nhất.

Mặt khác, để khắc phục những bất lợi về vận chuyển xa, khó khăn trong thanh toán, Bộ Thương mại đã khuyến khích các doanh nghiệp nghiên cứu, mở văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Nam Phi để phục vụ xuất nhập khẩu. Về lâu dài có thể đặt vấn đề đầu tư vào một số lĩnh vực như dệt may, giày dép, khai thác rừng và sơ chế gỗ nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Thưởng thủ khoa trung học bằng du lịch Trung Quốc (04/08/2005)
Thủy sản đông lạnh gói sẵn đắt hàng (04/08/2005)
Các thành phố châu Á đắt và rẻ nhất với du khách (04/08/2005)
Giá nhà đất đang giảm (04/08/2005)
Hàng Việt đang ở tầng nào? (04/08/2005)
Giá đường đã lên 9.000 đồng/kg (03/08/2005)
Nikkei Sekkel đoạt giải thiết kế khu triển lãm ở TP.HCM (03/08/2005)
TP.HCM "khát" cao ốc cho thuê (03/08/2005)
Xuất khẩu thương hiệu: cũ người mới ta (03/08/2005)
Kiểm tra thức ăn đường phố và nước tương ở TP.HCM (02/08/2005)
Xây dựng Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp từ xa (02/08/2005)
Xuất khẩu thủy sản sang Nga tăng trên 150% (02/08/2005)
Du lịch Malaysia, mua hàng siêu giảm giá (02/08/2005)
Phát hiện hàng ngàn sản phẩm đông dược nhập lậu (02/08/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang