Bỏ 5-15% vốn là có thể kinh doanh vàng
09:37' 26/07/2005 (GMT+7)

Ước tính tại Việt Nam đang lưu hành trên 9 triệu lượng vàng 99,99. Nhà đầu tư chỉ bỏ ra từ 5% - 15% vốn là có thể mua bán vàng ngay tại các ngân hàng thương mại.

Tổng số kim ngân đang lưu hành tại Việt Nam ước tính trên 9 triệu lượng vàng 99,99 (tương đương 337,33 tấn). Để hội nhập với thị trường thế giới, thời gian gần đây một số ngân hàng thương mại cổ phần mở các nghiệp vụ giao dịch vàng theo các hình thức hiện đại, giúp nhà đầu tư dễ lựa chọn.

Giao dịch kỳ hạn

Soạn: AM 495715 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Khách hàng giao dịch vàng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu.

Do giá vàng trong nước đã lưu thông với giá của thị trường thế giới nên nó biến động thường xuyên, tạo ra sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư tài chính. Trong một năm, giá vàng biến động nhiều lần, biên độ cao nhất có khi lên tới 15%/đợt. Từ dự đoán xu hướng biến động (lên hoặc xuống) nhà đầu tư ký hợp đồng mua hoặc bán vàng kỳ hạn. Việc mua bán này nhà đầu tư không phải bỏ vốn ra và tất nhiên cũng không cầm vàng hiện vật, mà chỉ thực hiện trên chứng từ. Thời gian hợp đồng giao dịch thường từ 1 tuần đến 2 tháng.

Ví dụ, giá vàng giao ngay hiện tại là 8,2 triệu đồng/lượng, dự đoán sắp tới nó sẽ tăng mạnh, nhà đầu tư ký hợp đồng mua 100 lượng vàng, kỳ hạn thực hiện 1 tháng. Giá bán kỳ hạn bằng giá giao ngay cộng với điểm kỳ hạn (tiền phí của ngân hàng thường từ 0,3% - 0,85%/tháng). Đến kỳ đáo hạn, giá vàng lên tới 8,5 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư bán số vàng này cho ngân hàng để lấy tiền chênh lệch. Đây là kiểu kinh doanh “nhiệt độ” giá vàng nên nhà đầu tư có thể bỏ chạy vì thua lỗ. Để cho chắc ăn, ngân hàng phải nhận tiền ký quỹ (đặt cọc) của nhà đầu tư. Mức tiền ký quỹ thường từ 5% - 10%/giá trị hợp đồng. Kiểu giao dịch này hiện đã thực hiện tại một số ngân hàng chuyên kinh doanh vàng như Sacombank, Eximbank...

Kiểu Vietnamese

Chị Nguyễn Thị Mai, Trưởng Phòng Kinh doanh vàng thuộc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), cho biết: Vận dụng các hình thức mua bán của thế giới, Eximbank sáng tạo ra kiểu giao dịch mới giúp cho nhà đầu tư dễ lựa chọn, mà anh em tại ngân hàng quen gọi là kiểu Vietnamese. Theo đó, nhà đầu tư nếu có tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng thì chỉ cần thế chấp sổ tiết kiệm là được vay vàng để đầu tư. Khi giá vàng biến động có lợi, nhà đầu tư vừa thu tiền lãi từ sổ tiết kiệm, vừa thu lãi từ chênh lệch “nhiệt độ” của vàng. Nếu có ít vốn thì nhà đầu tư tự lực khoảng 15%, phần còn lại ngân hàng cho vay. Thời hạn giao dịch hai bên thỏa thuận, có thể từ 1 tuần đến 6 tháng.

Ví dụ, khi muốn mua 100 lượng vàng để đầu tư, khách chỉ cần bỏ tiền vốn ra 15 lượng, số còn lại (trị giá 85 lượng) Eximbank cho vay. Toàn bộ số vàng này vẫn giữ tại ngân hàng, nhà đầu tư chỉ cầm giữ bộ chứng từ về nhà. Sau một thời gian, khi thấy vàng lên đến mức có lời, nhà đầu tư đến ngân hàng tất toán hợp đồng, trả hết nợ, rút vốn và lấy tiền lãi (nếu có). Mỗi ngày tại Eximbank có hàng chục người đến giao dịch mua bán đầu tư vàng.

Chốt nguội

Những nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp tại TPHCM còn áp dụng một kiểu mua bán rất “dân dã”, gọi là chốt nguội (chốt giá để mua bán vàng sắp tới). Dự đoán, xu hướng giá vàng trong tương lai các nhà đầu tư chốt giá để mua bán kỳ hạn sau 1 – 2 tuần. Đến hạn, hai bên thực hiện giao vàng, trả tiền với nhau, cho dù lúc đó giá vàng đã biến động mạnh. Kiểu mua bán này không có văn bản giấy tờ mà chỉ dựa trên cam kết bằng lời nói. Mặc dù nó ẩn chứa nhiều rủi ro nhưng nếu ai “chơi xấu” thì bị loại ra khỏi giới, do đó ít trường hợp “xù” cam kết.

(Theo Người Lao động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Quota dệt may vẫn "nóng" (26/07/2005)
Thế hệ người tiêu dùng VN mới: Chi nhiều + khó tính (26/07/2005)
Hợp tác "nhân đôi thương hiệu", nhân đôi thành công (26/07/2005)
Gạo tiếp tục tăng giá (25/07/2005)
Giá than Trung Quốc hạ, ảnh hưởng tới XK than của VN (25/07/2005)
“Năm du lịch Quảng Nam 2006” phải đặc trưng, độc đáo (25/07/2005)
Kinh Đô xuất khẩu 65 tấn bánh trung thu đầu tiên (25/07/2005)
Hàng xuất khẩu VN quay trở lại thị trường Nhật Bản (25/07/2005)
Nhà sản xuất Chin-su phủ nhận kết quả kiểm định của Bỉ (25/07/2005)
Xuất khẩu vào EU đạt 8 tỷ USD vào 2010 (25/07/2005)
Bỉ khuyến cáo không nên dùng nước tương Chin-su từ Việt Nam (24/07/2005)
Sẽ phải thêm một giấy phép nữa khi làm quảng cáo? (24/07/2005)
EC ngưng điều tra bán phá giá ống, cút thép từ VN (23/07/2005)
Hàng không nội địa bắt đầu cạnh tranh giảm giá vé (23/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang