Đề nghị các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ hợp tác
20:45' 20/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trong bức thư gửi các nhà nhập khẩu dệt may Mỹ, Bộ Thương mại đề nghị các khách hàng lớn của Hoa Kỳ ủng hộ nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu dệt may của Việt Nam mà cụ thể là việc cấp visa tự động cho hai Cat 347/348 và 647/648 từ nay tới hết năm 2005, bằng cách gửi kế hoạch đặt hàng hai chủng loại trên trước ngày 15/ 8/2005. 

Soạn: AM 490553 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Cấp visa tự động đẩy nhanh xuất khẩu nhưng có thể gây thiếu hạn ngạch cho các đơn hàng lớn cuối năm.

Trên cơ những thông tin cung cấp, Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp sẽ nghiên cứu số lượng đặt hàng để có kế hoạch cụ thể nhằm đảm bảo hạn ngạch cho các thương nhân Việt Nam.

Trước đây, nhằm tận dụng tối đa nguồn hạn ngạch và đẩy mạnh xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ, Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp đã quyết định cấp visa tự động thêm cho hai chủng loại 347/348 và 647/648 cho tới hết hết 31/8/2005. 

Tuy nhiên, do lượng hạn ngạch có hạn, việc cấp visa tự động này có thể sẽ gây khó khăn, đặc biệt cho các thương nhân lớn, có kế hoạch xuất hàng với số lượng lớn vào thời điểm muộn trong năm, cũng như gây ra sự e ngại đối với nhà nhập khẩu trong quyết định đặt hàng. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi cho các thương nhân có kế hoạch đặt hàng chắc chắn từ nay đến cuối năm, đặc biệt là các thương nhân có được sự bảo đảm đơn hàng từ các khách hàng lớn Hoa Kỳ, Liên Bộ Thương mại và Công nghiệp rất mong có được sư cộng tác từ các nhà nhập khẩu để chủ động trong việc cấp visa tự động.

Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp cũng lưu ý các nhà nhập khẩu lớn căn cứ vào nguồn hạn ngạch còn lại trên cơ sở số liệu của Hải quan Hoa Kỳ để đưa ra số lượng đặt hàng dự tính mang tính thực tế nhất.

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hồng Kông giúp quy hoạch du lịch Bà Nà - Suối Mơ (20/07/2005)
Pacific Airlines giảm giá vé khứ hồi Hà Nội - TP.HCM (20/07/2005)
Du lịch tam giác TP.HCM - Bangkok - PhnomPenh (20/07/2005)
Cá ngoại xâm nhập thị trường TP.HCM (20/07/2005)
Cửa hội nhập rộng chưa từng có với doanh nghiệp Việt Nam (19/07/2005)
Hàng dệt may vào EU được giá (19/07/2005)
Da giày VN đề nghị chọn Indonesia làm nước đối sánh (19/07/2005)
Không chấp nhận phá giá gạo để xuất khẩu (19/07/2005)
Thị trường thép ế ẩm (19/07/2005)
Kinh doanh trung tâm thương mại: kẻ khóc người cười (19/07/2005)
Giá tiêu dùng tăng và cảnh báo (18/07/2005)
Top 5 loại xe được ưa chuộng nhất hiện nay (17/07/2005)
Chọn Braxin làm nước thay thế là chưa phù hợp (15/07/2005)
Khai mạc Hội chợ Thời trang hàng VN (15/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang