Cửa hội nhập rộng chưa từng có với doanh nghiệp Việt Nam
17:54' 19/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Chưa bao giờ các doanh nghiệp Việt Nam lại có nhiều cơ hội phát triển,  vươn ra thị trường khu vực và thế giới lớn như hiện nay.

Nhận định trên được ông Vũ Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, đưa ra tại cuộc hội thảo "Ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế - Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế" diễn ra trong hai ngày 19-20/7 tại Hà Nội.

Soạn: AM 489316 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Trong quá trình hội nhập, doanh nghiệp VN được chứng kiến, học hỏi phương pháp và kinh nghiệm của đối tác cũng như đối thủ một cách thực tế nhất.

Cơ sở cho nhận định trên là việc VN đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Cụ thể, việc tham gia vào nhiều cơ chế hợp tác kinh tế khu vực và thế giới như Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và tiến tới là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã mang lại nhiều cơ hội to lớn.

Rõ ràng, các "sân chơi" đã được xây dựng và đã mời được "bạn chơi" tham dự. Đây chính là một trong những thành tựu mà ngoại giao VN đã mang lại cho kinh tế đất nước phát triển trong thời kỳ mới.

Ngoài ra, trên những sân chơi lớn đó, doanh nghiệp VN được chứng kiến, học hỏi phương pháp và kinh nghiệm của đối tác cũng như đối thủ một cách thực tế nhất.

Mở rộng không gian kinh doanh là vấn đề không mới, song bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất, khi các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế của VN đang gia tăng, mà điển hình là những chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Nhà nước VN gần đây hay việc tiếp đón các đoàn khách cấp cao quốc tế tới VN.

Do vậy, theo nhận định của ông Dũng, trong tương lai không xa, không chỉ có doanh nghiệp lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các địa phương sẽ mạnh mẽ vươn ra thị trường nước ngoài. "Chúng tôi xác định sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, các địa phương về mặt kinh tế đối ngoại. Gần 80 cơ quan đại diện của Bộ Ngoại giao trên khắp thế giới đã và đang là cầu nối quan trọng thúc đẩy những hoạt động kinh tế đối ngoại cho các đối tượng trên" ông Dũng nói.

Đây chính là cam kết làm hài lòng đông đảo doanh nghiệp và các địa phương, đặc biệt những nơi không có điều kiện giao lưu kinh tế quốc tế rộng mở như TP.HCM, Hà Nội hay Hải Phòng. Bởi đối ngoại là hoạt động không thể thiếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay song không phải địa phương nào cũng có thể thực hiện hiệu quả. Trong khi đó, hội nhập luôn được coi là một quá trình không chờ đợi ai.

"Chúng tôi cần sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao trong rất nhiều công đoạn, từ giúp đỡ về thông tin thị trường, quảng bá sản phẩm địa phương tới tư vấn pháp lý khi xảy ra tranh chấp quốc tế", ông Lê Trọng Cẩm, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Thanh Hoá nói.

Để có thể làm tốt công tác này, theo nhận định của quan chức Bộ Ngoại giao cũng như các chuyên gia kinh tế, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Ngoại giao và các Bộ, ngành, địa phương cũng như các doanh nghiệp. Thông tin hai chiều giữa các cơ quan đại diện VN tại nước ngoài với các tổ chức kinh tế trong nước là cơ sở và điều kiện tiên quyết để nhiệm vụ này được thực hiện hiệu quả.

Nội dung của hoạt động Ngoại giao phục vụ kinh tế

- Tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho kinh tế đối ngoại thông qua việc kiến tạo, duy trì khuôn khổ pháp lý song phương và đa phương.
- Nghiên cứu và cung cấp thông tin và cơ hội hợp tác kinh tế.
- Tham gia các hoạt động kinh tế ở tầm vĩ mô như vận động ODA, FDI hay tìm thị trường xuất khẩu...
- Giúp các địa phương, các doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh tế với đối tác nước ngoài.
- Tạo điều kiện để người Việt ở nước ngoài đóng góp về nước.
- Bảo vệ lợi ích kinh tế của Nhà nước, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân VN ở nước ngoài.
Nguồn: Bộ Ngoại giao.

  • Nhật Vy

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Hàng dệt may vào EU được giá (19/07/2005)
Da giày VN đề nghị chọn Indonesia làm nước đối sánh (19/07/2005)
Không chấp nhận phá giá gạo để xuất khẩu (19/07/2005)
Thị trường thép ế ẩm (19/07/2005)
Kinh doanh trung tâm thương mại: kẻ khóc người cười (19/07/2005)
Giá tiêu dùng tăng và cảnh báo (18/07/2005)
Top 5 loại xe được ưa chuộng nhất hiện nay (17/07/2005)
Chọn Braxin làm nước thay thế là chưa phù hợp (15/07/2005)
Khai mạc Hội chợ Thời trang hàng VN (15/07/2005)
Giá hạt điều xuất khẩu giảm (15/07/2005)
KD máy bán hàng tự động, cơ hội từ trở ngại (15/07/2005)
Giá vàng sẽ lên cao trong thời gian tới? (15/07/2005)
Hàng lậu cũng được bảo hành, chuyện chỉ có ở Việt Nam (15/07/2005)
Xuất khẩu lậu sọ người! (15/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang