Chọn Braxin làm nước thay thế là chưa phù hợp
21:16' 15/07/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Ông Nguyễn Quang Thuấn - Phó Chủ tịch Hiệp hôi Da giày đã khẳng định, các doanh nghiệp da giày Việt Nam không bán phá giá. Hoạt động của các doanh nghiệp đều tuân theo các quy luật thị trường và giá bán sản phẩm là phù hợp với các điều kiện sản xuất tại Việt Nam.

Soạn: AM 485483 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chọn Braxin là không phù hợp vì giá thành sản xuất giày da tại Việt Nam thấp hơn Braxin.

Ông Thuấn cho rằng, việc các Liên minh sản xuất giày da Châu Âu đề nghị chọn Braxin làm nước thứ 3 để thay thế là chưa hợp lý vì các yếu tố tạo nên giá thành (rổ giá cả) ở Braxin hoàn toàn khác Việt Nam về giá nhân công và các chi phí khác. Braxin là nước có mặt bằng giá cả cao hơn Việt Nam. Ông Thuấn cũng đề nghị, Việt Nam chỉ có thể so sánh với các nước trong khu vực như Indonesia hoặc cao hơn là Thái Lan.

Bên cạnh đó, ông Thuấn cũng cho rằng, 60 doanh nghiệp trong danh sách trong đơn kiện của Liên minh sản xuất giày da Châu Âu là chưa đại diện hết cho ngành da giày Việt Nam. Trong đó, đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có 4 doanh nghiệp không xuất khẩu vào Châu Âu và chỉ có 2 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tương đối lớn. Trong khi đặc thù của ngành da giày Việt Nam bao gồm hơn 200 doannh nghiệp với  nhiều loại hình như: doanh nghiệp trong nước, liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài với quy mô khác nhau. Vì vậy, Hiệp hội da giày Việt Nam hy vọng, khi chọn mẫu điều tra, Tổng vụ thương mại Châu Âu không chỉ bó hẹp trong 60 doanh nghiệp ban đầu mà có thể mở rộng để chọn đúng các doanh nghiệp đại diện cho da giày Việt Nam khi điều tra mẫu thực tế.

Về những vấn đề này, đại diện Tổng vụ thương mại Châu Âu cho biết, việc chọn Braxin là theo đề nghị của các doanh nghiệp giày da Châu Âu. Nhưng Tổng vụ thương mại sẽ phải xem xét liệu Braxin có phù hợp hay không và việc này cũng rất cần sự hợp tác của doanh nghiệp Braxin. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có thể đưa ra quan điểm của mình và đề nghị về một nước thay thế khác. Thời hạn là vào thứ 2 ngày 18/7 thay cho ngày 17/7 như ban đầu vì rơi vào chủ nhật. Còn việc chọn doanh nghiệp để điều tra thực tế không chỉ dựa vào danh sách ban đầu của Liên minh giày da Châu Âu mà còn phải căn cứ trên nhưng thông tin do chính doanh nghiệp cung cấp và thông thường Tổng vụ thương mai Châu Âu sẽ chọn 5 -7 doanh nghiệp đại diện để điều tra.

Đánh giá sau hai ngày làm việc, các chuyên gia thương mại tỏ ra hài lòng với sự tham gia đông đảo và tinh thần hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam. Các chuyên gia Châu Âu cung rất hy vọng, doanh nghiệp Việt Nam hợp tác cung cấp thông tin để có lựa chọn đúng doanh nghiệp điều tra thực tế cũng như có đủ thông tin để công nhận doanh nghiệp hoạt động theo quy chế thị trường.

Đại diện phía Việt Nam, bà Đinh Thị Mỹ Loan - Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh đánh giá cao sự hợp tác của Tổng vụ thương mại Châu Âu qua việc cử đoàn chuyên gia sang giúp đỡ các doanh nghiệp Việt Nam về mặt kỹ thuật. Bà Loan cũng kêu gọi tất cả doanh nghiệp da giày kể cả những doanh nghiệp không nằm trong đơn kiện chủ động hợp tác, cung cấp thông tin cho quá trình điều tra vụ kiện.

  • Nguyên Phong
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Khai mạc Hội chợ Thời trang hàng VN (15/07/2005)
Giá hạt điều xuất khẩu giảm (15/07/2005)
KD máy bán hàng tự động, cơ hội từ trở ngại (15/07/2005)
Giá vàng sẽ lên cao trong thời gian tới? (15/07/2005)
Hàng lậu cũng được bảo hành, chuyện chỉ có ở Việt Nam (15/07/2005)
Xuất khẩu lậu sọ người! (15/07/2005)
"Tất cả các doanh nghiệp da giày đều nên khai báo" (14/07/2005)
Mũi giày sẽ hướng... về đâu? (14/07/2005)
Ferrosan đưa vào VN loại mỹ phẩm uống (14/07/2005)
Xuất khẩu dệt may lấy lại đà tăng trưởng (14/07/2005)
Thị trường bán lẻ: DN trong nước tìm đường tăng tốc (14/07/2005)
Rau củ Trung Quốc áp đảo thị trường TP.HCM (14/07/2005)
EC làm việc với doanh nghiệp da giày Việt Nam (14/07/2005)
Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá (14/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang