Thị trường bán lẻ: DN trong nước tìm đường tăng tốc
16:47' 14/07/2005 (GMT+7)

Theo thống kê của Bộ Thương mại, tổng mức luân chuyển hàng hoá của Việt Nam đạt khoảng 24 tỷ USD trong năm 2004, mức độ tăng trưởng bình quân trong những năm gần đây khoảng 20%.

Thị trường bán lẻ lớn, có mức tăng trưởng cao nhưng đến nay cả nước mới có khoảng 160 siêu thị và 32 trung tâm thương mại. Nhà phân phối hàng đầu Việt Nam là Co-opmart cũng mới chỉ có 13 điểm kinh doanh. Vì vậy, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn đối với nhiều tập đoàn phân phối quốc tế

Sức ép từ các "đại gia" nước ngoài

Soạn: AM -46450 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Mua sắm ở siêu thị.

Metro - nhà phân phối lớn thứ 5 thế giới, là một trong hai tập đoàn phân phối có mặt đầu tiên tại Việt Nam, đã nhanh chóng xây dựng 4 trung tâm phân phối ở Tp.HCM, Hà Nội và Cần Thơ. Gần đây, Metro đã quyết định đẩy nhanh kế hoạch mở rộng của mình bằng việc khởi công trung tâm ở Hải Phòng trong tháng 5 vừa qua và trong tháng 7 này, Metro sẽ lần lượt khởi công xây dựng thêm trung tâm phân phối ở Đà Nẵng và đưa trung tâm thứ hai ở Hà Nội đi vào hoạt động.

Trong lúc đó, Big C sau khi khai trương siêu thị ở Hà Nội, cũng đang tiếp tục kế hoạch đầu tư 120 triệu USD của mình với việc sẽ mở các siêu thị tại Cần Thơ, Đà Nẵng cũng như ở thêm nhiều siêu thị tại Hà Nội và Tp.HCM.

Trong tháng 6 vừa qua, "đại gia" bán lẻ nước ngoài thứ ba là tập đoàn Parkson của Malaysia đã chính thức tham gia thị trường bằng việc khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên trong hệ thống 10 trung tâm mà tập đoàn này dự định đầu tư tại Việt Nam.

Theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch - Đầu tư, hiện nay, một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát thị trường và bày tỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó có Tesco của Anh, tập đoàn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD mỗi năm; tập đoàn Giant South Asia Investment Pte của Singapore cũng đang mong muốn được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Wal - Mart - nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, và Carrefoul, nhà bán lẻ lớn thứ hai thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm trong thời gian tới.

Sự xuất hiện của các "đại gia" bán lẻ quốc tế với khả năng vốn lớn, kỹ thuật quản lý hiện đại, có kinh nghiệm kinh doanh cũng như sự hỗ trợ từ mạng lưới kinh doanh toàn cầu đang gây sức ép lớn lên hệ thống phân phối nhỏ bé, còn mang nặng tính tự phát, thiếu bền vững của Việt Nam.

Doanh nghiệp trong nước cần chính sách hỗ trợ

Với tham vọng củng cố vị trí nhà phân phối số một của Việt Nam, Saigon Co - opmart đã đề ra chiến lược phát triển nhanh cả về chiều rộng và chiều sâu với mục tiêu cụ thể là đến 2010 sẽ có 40 siêu thị trên địa bàn cả nước. Mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm phân phối để đủ sức dự trữ hàng hoá lớn cho các kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.

Một doanh nghiệp Nhà nước lớn trong lĩnh vực phân phối là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ sở hiện có như: đầu tư 50 tỷ đồng cải tạo Thương xá Tax; xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đấu mối lớn như: đầu tư 30 tỷ xây dựng siêu thị Sài Gòn, xây dựng chợ đầu mối Bình Điền quy mô 65 ha trị giá gần 1.000 tỷ đồng, xây dựng Trung tâm chợ trái cây quốc gia Tiền Giang 47 tỷ đồng; liên kết với với các doanh nghiệp trong nước xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở các địa phương lớn như: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt với số vốn đầu tư mỗi dự án từ 40-100 tỷ đồng...

Trong khi đó, Công ty Xuất nhập khẩu Intimex, doanh nghiệp phân phối chủ lực của Bộ Thương mại cũng đề ra chiến lược phát triển 10 năm với tốc độ tăng trưởng bình quân 30%/ năm. Trong đó sẽ xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 3 cấp bao gồm: hệ thống cửa hàng tự chọn phục vụ cho từng khu vực dân cư trong bán kính hẹp với nhu cầu mua sắm nhanh các mặt hàng thiết yếu; hệ thống siêu thị bán lẻ phục vụ đông đảo đối tượng người tiêu dùng với các mặt hàng trung bình thiết yếu trong cuộc sống thường nhật; hệ thống trung tâm thương mại phục vụ cho các đối tượng có khả năng mua sắm hàng cao cấp, khách du lịch, gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp... Ngoài ra, Intimex cũng sẽ xây dựng một trung tâm dự trữ phân phối lớn.

Thách thức lớn nhất đối với các nhà phân phối Việt Nam lúc này là phải cạnh tranh không cân sức với các tập đoàn quốc tế có sức mạnh về tài chính, thế mạnh về công nghệ quản lý, thương hiệu và kinh nghiệm. Trong khi các tập đoàn này dễ dàng đầu tư hàng chục triệu USD để xây dựng các siêu thị rộng vài ha và thậm chí sẵn sàng chịu lỗ để thu hút khách hàng thì các nhà phân phối Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn vốn, nhân lực và công nghệ khi triển khai các dự án.

Vì vậy, Nhà nước cần sớm xây dựng định hướng, chiến lược cho sự phát triển của hệ thống phân phối cả về hạ tầng thương mại, hệ thống pháp lý, đào tạo nhân lực,... tạo môi trường ổn định cho doanh nghiệp phát triển.

Bên cạnh đó, cần có những chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư đổi mới và mở rộng hệ thống phân phối bằng các nguồn vốn ưu đãi trong các chương trình phát triển, có chính sách ưu đãi về thuế và đất đai, đổi mới công nghệ cũng như được hỗ trợ về thông tin thị trường, dự báo giá cả và xúc tiến thương mại.

Ngoài ra, các bộ ngành và địa phương liên quan cần đứng ra vận động và hướng dẫn các doanh nghiệp trong nước liên kết lại thành những tập đoàn phân phối bán buôn và bán lẻ lớn, xây dựng những thương hiệu mạnh, phát triển thành các chuỗi siêu thị, cửa hàng với nhiều quy mô khác nhau ở thành phố, thị xã, thị trấn... để tập hợp sức mạnh, nâng cao sức cạnh tranh, gia tăng thị phần... trên thị trường bán lẻ nội địa.

Trong kế hoạch của mình, Bộ Thương mại sẽ lựa chọn để tập trung hỗ trợ, hình thành 15 - 20 nhà phân phối lớn, tạo ra một hệ thông phân phối mạnh làm nòng cốt cho việc bình ổn thị trường, tăng cường năng lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập và mở cửa về lĩnh vực phân phối.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Khai trương siêu thị bán lẻ lớn nhất Hà Nội
Siêu thị bán lẻ lớn nhất Việt Nam mở cửa
Ngành thương mại trước cơn lốc từ các nhà bán lẻ ngoại
Mở toang cánh cửa thị trường bán lẻ
Standard Chartered sẽ hỗ trợ ACB phát triển dịch vụ bán lẻ
Parkson, "đại gia" bán lẻ vào VN
VN: Thị trường bán lẻ phát triển nhanh thứ 8 thế giới
CÁC TIN KHÁC:
Rau củ Trung Quốc áp đảo thị trường TP.HCM (14/07/2005)
EC làm việc với doanh nghiệp da giày Việt Nam (14/07/2005)
Thị trường sữa đua nhau khuyến mãi và tăng giá (14/07/2005)
Giá gà lại tăng mạnh (14/07/2005)
Thanh Long Việt Nam cần quảng bá mạnh ở EU (13/07/2005)
Buôn lậu xăng dầu qua biên giới tiếp diễn phức tạp (13/07/2005)
Xuất khẩu dệt may tăng sau khi cấp visa tự động (13/07/2005)
Hà Nội: Giá nhà dự án quá cao (13/07/2005)
DN không xuất hàng sang EU cũng bị kiện bán phá giá (13/07/2005)
“Mốt” kinh doanh siêu thị chuyên ngành (13/07/2005)
Xuất khẩu chè vào Iraq ngày càng khó khăn (12/07/2005)
Vietnam Airlines xin phép mở đường bay Hà Nội - Busan (12/07/2005)
Làm gì để đối phó với việc kiện "chống bán phá giá"? (11/07/2005)
Tổng Công ty HKVN: 9.960 tỷ đồng doanh thu nửa đầu 2005 (11/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang