Cước hàng hải tăng cao, doanh nghiệp kêu trời
09:17' 11/07/2005 (GMT+7)

Trong 7 tháng đầu năm giá vận tải đường biển tăng 3 lần. Mức cước cao làm cho hàng hóa VN kém lợi thế cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Chị Hồ Thị Hà Trinh, Công ty VINAFORWADING, cho biết: Vì giá dầu thô biến động liên tục, các hãng tàu biển lấy lý do đó để tăng giá vận tải đường biển.

Soạn: AM 279445 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Tàu biển Việt Nam được ưu tiên vận chuyển trên tuyến nội địa. Ảnh minh họa.

Cước chở hàng khô từ cảng Sài Gòn đi Busan (Hàn Quốc) hiện tại dao động từ 320 – 420 USD/một container 20 feet và từ 640 – 840 USD/container 40 feet. Giá cụ thể ở mức cao hay thấp tùy thuộc vào từng loại tàu, hãng tàu và thời gian vận chuyển nhanh hay chậm. So với năm ngoái đã tăng từ 15% - 25%. Đối với tuyến đi châu Âu, châu Mỹ, mức cước vẫn ổn định nhưng các hãng tàu cộng thêm phụ phí tăng giá dầu, làm cho giá cước vận tải đường biển cũng tăng thêm từ 5% - 10%. Sau đợt tăng giá dầu vượt ngưỡng 62 USD/thùng trong tuần qua, các hãng tàu lại tiếp tục thông báo từ giữa tháng 7 này cước hàng hải sẽ tiếp tục tăng từ 10% - 15%. Đây là lần tăng thứ 3 kể từ đầu năm đến nay.

Doanh nghiệp... điên đầu

Ông Trần Quốc Mạnh, Giám đốc Công ty SADACO - chuyên chế biến, xuất khẩu đồ gỗ, nói: Mặt hàng đồ gỗ rất cồng kềnh. Cùng xuất một container, với giá cước như nhau, nhưng hàng gỗ thu kim ngạch kém xa so với nhiều loại hàng khác. Vì đa số nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài nên các sản phẩm gỗ xuất khẩu chịu 2 lần cước vận tải biển, càng đẩy giá thành đồ gỗ lên cao làm cho doanh nghiệp (DN)... muốn điên đầu. Hàng xuất khẩu của SADACO chủ yếu đi Mỹ, EU... Vì đường xa nên rất tốn phí chuyên chở. Mỗi năm SADACO xuất khoảng 300 container hàng gỗ. Nếu tính mức cước trung bình là 1.200 USD/container 40 feet thì tổng số tiền vận chuyển đã lên tới 360.000 USD.

Còn ông Đặng Hữu Thịnh, Trưởng Phòng Kinh doanh Công ty COFIDEC, cho biết: Hàng thủy sản xuất khẩu phải đóng trong container có máy làm lạnh để giữ chất lượng, vì tốn nhiều điện nên mức cước vận tải rất đắt. Chẳng hạn, một container 40 feet từ Sài Gòn đi New York (Mỹ) hiện tại giá cước là 5.800 USD, cao hơn cuối năm trước 500 USD. Từ giữa tháng 7 này lại tiếp tục tăng thêm khoảng 10% nữa. DN thường ký hợp đồng mua bán với đối tác trước thời điểm giao hàng lên tàu khoảng từ 1 – 2 tháng. Do cạnh tranh ngày càng gay gắt nên mức lãi hạch toán vào giá bán hàng theo hợp đồng thường rất thấp. Vì vậy, khi cước hàng hải tăng cao bất thường sẽ đẩy DN vào thế “trở tay không kịp”, dẫn đến nguy cơ thua lỗ.

Phó thác cho tàu nước ngoài

Cảng biển VN quy mô nhỏ bé, dịch vụ hàng hải kém, tàu lớn của nước ngoài khó vào. Nhiều hãng tàu lấy lý do đó đẩy cước vận tải biển lên cao hơn mức tăng giá dầu. Mặt khác, vì hàng xuất khẩu mỗi lần của DN thường có số lượng ít nên các hãng vận tải phải chở gom hàng bằng tàu nhỏ để đưa đến tàu lớn trung chuyển ở Singapore hoặc Hồng Kông, rồi mới chở đi cảng giao hàng tại châu Âu hoặc châu Mỹ... nên tốn thêm nhiều phí. Cùng một container loại 40 feet, nếu từ cảng Sài Gòn đi New York thì tiền cước đắt hơn 1.000 USD so với đi từ các cảng của Trung Quốc. Nếu đi châu Âu tiền cước sẽ cao hơn 300 USD/container so với đi từ cảng của Thái Lan...

Ngành hàng hải yếu kém như vậy nên hầu hết hàng hóa xuất khẩu của VN đều bán giá FOB (giao tại cảng VN) và phải phó thác cho tàu nước ngoài vận chuyển. Theo chị Trần Thị Minh Vân, Trưởng Phòng Xuất nhập khẩu Công ty Xuất nhập khẩu Rau quả III, cước hàng hải cao hơn các nước trong khu vực dẫn đến hậu quả làm cho hàng hóa VN kém lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới.

(Theo Người Lao động)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Đà Nẵng: Khai trương nhiều tuyến, điểm du lịch sinh thái (11/07/2005)
Honda VN xuất khẩu hơn 45.000 xe máy ra nước ngoài (09/07/2005)
Tour du lịch vòng quanh Việt Nam trong 79 ngày (09/07/2005)
Ngành da giày chuẩn bị đối phó với kiện phá giá (08/07/2005)
Khai trương khu du lịch đầu tiên tại bán đảo Sơn Trà (08/07/2005)
EU chính thức khởi kiện giày dép Việt Nam! (08/07/2005)
Đón khách Mỹ không khó, nếu... (08/07/2005)
10 DN lữ hành quốc tế và khách sạn hàng đầu VN (08/07/2005)
Cảnh giác với trái cây ngoại nhập (08/07/2005)
Phụ tùng xe đạp sắp bị kiện bán phá giá tại Argentina (07/07/2005)
Xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào giá tăng (07/07/2005)
Các khách sạn Hà Nội "cháy phòng" (07/07/2005)
Giá vàng liên tục giảm (07/07/2005)
Dệt may tận dụng cơ hội mở rộng thị trường Nhật (06/07/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang