Giá dầu thô thế giới giao tháng tám tại thị trường New York ngày hôm qua (27/6) đạt mức kỷ lục mới, 60,58 USD/thùng, tăng 12% so với hai tuần trước và tăng 39% so với tháng giêng. Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước nhấp nhổm không yên vì giá xăng dầu thành phẩm nhập từ thị trường Singapore cũng đang nóng lên từng giờ.
Đã lỗ 200 đồng/lít xăng
|
Cảnh buôn lậu xăng lậu qua Campuchia vẫn tiếp diễn trên đoạn sông biên giới giữa An Phú (An Giang) với Kohthom, Kan Dal (Campuchia). |
Ông Bùi Ngọc Bảo, phó tổng giám đốc Petrolimex, cho biết giá xăng dầu tăng đã đặt các công ty kinh doanh xăng dầu vào tình trạng cực kỳ khó khăn về tài chính.
Theo ông Bảo, trong năm tháng đầu năm kinh doanh xăng của Petrolimex lãi khoảng 65 tỉ đồng. Khi giá xăng dầu thế giới tăng vọt trở lại trong hai tuần gần đây, tổng công ty đã lỗ
Giá dầu leo thang khiến các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh nghiệp ngành nhựa, cũng “phát sốt” theo.
Hiện nguyên liệu PEHD có giá nhập trung bình 1.018-1.020 USD/tấn, PELLD khoảng 1.280 USD/tấn, PELD chừng 1.295 USD/tấn, PVC 740-750 USD/tấn, PE 1.122 USD/tấn. Mức giá này đã tăng bình quân 10-15 USD/tấn so với hồi đầu tháng sáu.
Bà Nguyễn Thị Kim Yến, trưởng phòng kinh doanh Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, cho biết: “Chừng mới nghe giá dầu nhóng lên một tí thì họ đã hăm he tăng giá mới lên rồi!”. Công ty nhựa Đạt Hòa cho biết đang mua nguyên liệu PVC với giá 740 USD/tấn, nhưng hiện nhà cung cấp đã thông báo “đợt giao hàng mới tạm ngưng, chờ giá mới !”. |
khoảng 3 tỉ đồng/ngày. “Giá xăng trong nước cần phải đắt hơn một chút, không chỉ để các công ty đảm bảo hiệu quả kinh doanh mà còn nhằm đặt người dân vào thế phải tiết kiệm, lại vừa giảm thiểu vấn nạn xăng dầu chảy qua biên giới” - ông Bảo phân tích.
Một công ty xăng dầu đầu mối khác cho biết hiện giá xăng 92 tại thị trường Singapore đã tăng lên 60,33 USD/thùng. Với mức giá này cộng với các chi phí khác thì kinh doanh xăng đã lỗ khoảng 200 đồng/lít. Trong khi đó mặt hàng dầu hỏa đã lỗ đến 3.200 đồng/lít, dầu diesel lỗ 2.500 đồng lít.
Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ cho biết khoản chênh lệch khá lớn giữa giá xăng dầu trong nước với mức giá của những nước trong khu vực đang gây áp lực rất lớn đối với công tác chống buôn lậu mặt hàng xăng dầu. Đây không phải là chuyện mới mẻ mà ngay từ năm 2004, khi xăng dầu thế giới tăng lên quá cao trong khi giá xăng dầu trong nước vẫn được bảo hộ, hoạt động buôn lậu xăng dầu qua biên giới bắt đầu xuất hiện.
“Chỉ cần đem qua biên giới khoảng 10 lít xăng/ngày là người ta đã có thể kiếm được 40.000-50.000 đồng thì ai mà không làm? Nói thật nếu cứ 5m có một ông bộ đội biên phòng đứng canh cũng khó có thể kiểm soát được chuyện buôn lậu xăng dầu trong tình hình hiện nay” - ông Ruệ nói. Phó giám đốc Sở Thương mại tỉnh Kiên Giang Nguyễn Văn Bấu nêu trường hợp một cây xăng gần khu vực biên giới tại Kiên Giang có mức tiêu thụ lên tới 300.000 lít xăng/tháng, tức bình quân 10.000 lít/ngày, một con số mà ngay cả các cây xăng tại TP.HCM cũng không thể thực hiện được.
Sẽ điều chỉnh giá xăng dầu?
Ông Ruệ cho rằng giải pháp căn cơ và lâu dài là phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu lên mức tương ứng với giá thế giới, “nếu không bằng cũng phải xấp xỉ giá thế giới”. Vào tháng 3-2005, Chính phủ đã điều chỉnh giá xăng dầu khi giá dầu thế giới ở mức 54 USD/thùng, còn hiện nay giá dầu đã vượt qua mức 60 USD/thùng.
“Với mức giá thế giới hiện nay, giá xăng dầu trong nước chắc chắn sẽ được điều chỉnh nhưng mức điều chỉnh bao nhiêu và thời điểm nào thực hiện sẽ phải được tính toán cho hợp lý” - ông Ruệ nói. Theo ông Ruệ, việc điều chỉnh giá xăng dầu theo giá thế giới sẽ đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất là giảm bảo hộ cho phù hợp với quá trình hội nhập, buộc các doanh nghiệp chủ động hơn. Thứ hai là giúp người tiêu dùng làm quen dần với những biến động giá trong nền kinh tế thị trường. “Tuy nhiên cũng không thể đùng một cái nâng giá xăng dầu vì sẽ gây khó khăn đối với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng, mà phải uyển chuyển theo một lộ trình phù hợp” - ông Ruệ nói.
Trong khi đó theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, cục phó Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), giá dầu thế giới chỉ mới vượt ngưỡng 60 USD/thùng trong những ngày gần đây và “cần thêm thời gian theo dõi”. “Ở mức giá 59 USD/thùng, các DN báo giá vốn của xăng lỗ 110 đồng/lít nhưng theo cách tính của chúng tôi thì mức lỗ chỉ xoay quanh 50 đồng/lít. Thành ra tình hình chưa có gì ghê gớm cả” - ông Thỏa nói. Tuy nhiên, theo ông, nếu giá tiếp tục tăng và các doanh nghiệp lỗ nhiều quá thì sẽ phải tính đến giải pháp mở biên độ. “Theo qui định hiện hành có thể mở tối đa 10% so với giá định hướng, nhưng mở tới mức nào còn phải cân nhắc kỹ” - ông Thỏa cho biết.
Nóng bỏng chuyện xuất lậu xăng dầu |
Ngày 27/6, tại hội nghị chống buôn lậu và gian lận thương mại cụm các tỉnh biên giới Tây Nam - TP.HCM, Ban chỉ đạo 127 trung ương nhận định: trong những tháng đầu năm nay buôn lậu qua tuyến biên giới Tây Nam tuy có giảm về qui mô nhưng tính chất vẫn phức tạp, phương thức, thủ đoạn tinh vi và tổ chức chặt chẽ hơn so với trước.
Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là thuốc lá ngoại, rượu ngoại, vải, hàng điện tử đã qua sử dụng... Đáng chú ý là chuyện xuất lậu xăng dầu. Theo ông Đỗ Thanh Hòa, giám đốc Sở Thương mại Tây Ninh, do sự chênh lệch giữa giá xăng dầu của VN với Campuchia từ 4.000-5.000 đồng/lít nên đã dẫn tới tình trạng xuất lậu xăng dầu gia tăng.
Kết luận hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Thương mại- phó Ban chỉ đạo 127 trung ương Phan Thế Ruệ cho rằng cần sớm thành lập bộ phận dự báo để có thể dự báo chính xác và đưa ra phương án phòng chống buôn lậu phù hợp với từng mặt hàng nhạy cảm.
Ngoài ra, các lực lượng cũng phải mạnh tay trong xử lý việc buôn bán các mặt hàng cấm, hàng lậu, hàng gian và hàng giả tại các chợ đầu mối. Ông Ruệ “nhắc” lại các văn bản chỉ đạo của Bộ Thương mại về việc yêu cầu các tỉnh, thành hạn chế cho xây dựng các cây xăng sát biên giới; khống chế số lượng bán ra, chỉ bán cho người sử dụng phương tiện, không bán can hoặc thùng... | |
(Theo Tuổi Trẻ) |