Quản lý gas đang bị... "hóa lỏng"!
14:48' 23/06/2005 (GMT+7)

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tiêu thụ gas ngày càng cao. Nếu như sức tiêu thụ của thị trường gas năm 1993 khoảng 15.000 tấn thì 1995, con số này là 50.000 tấn, năm 2000: 320.000 tấn, 2004: 720.000 tấn và dự kiến đến 2008 mức tiêu thụ cả nước sẽ tới ngưỡng 1 triệu tấn gas. Hiện tại, đã có hơn 60 hãng kinh doanh gas nhưng chỉ có 40 hãng có đăng ký nhãn hiệu bình gas, phần còn lại là gas không có "tên".

Mỗi năm nhà nước mất 84 tỷ đồng tiền thuế!

Soạn: AM 44033 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Làm sao để kinh doanh gas đi vào nề nếp?

Với những doanh nghiệp kinh doanh gas có đăng ký nhãn mác thì việc kiểm tra quản lý còn khả dĩ. Còn các hãng không đăng ký nhãn mác đã gây ra không ít khó khăn cho công tác quản lý, kiểm tra và xử lý. Cùng với tình trạng này là một loạt các vi phạm khác trong kinh doanh gas mà hiện tại cơ quan quản lý chưa tìm ra biện pháp đối phó.

Các vi phạm chủ yếu tập trung ở san chiết gas trái phép được thực hiện tại các cửa hàng gas, hộ gia đình (từ bình gas 45 kg vào bình gas 12 kg hoặc vào bình du lịch - 200 gr) hoặc tại các trạm chiết nạp gas (chiết nạp vào các bình do chiếm đoạt của các hãng khác mà có, bình cải tạo lại bằng cách cắt tai xách, thay sơn, mài chữ dập nổi giả...). Cùng với bình "đểu" là một loạt phụ kiện như van điều áp, dây dẫn gas, bếp gas không có xuất xứ hoặc hàng giả nhái các thương hiệu mạnh cũng được đưa ra thị trường. Thậm chí, bọn gian dối còn thay ống dẫn gas bằng ống nước bằng nhựa.

Những lộn xộn trên đã gây hậu quả tai hại về người, tài sản và vi phạm các quy định về an toàn cháy nổ, đã làm thiệt hại không nhỏ đến quyền lợi người tiêu dùng. Do số lượng bình gas trôi nổi, không có kiểm định nên trọng lượng gas bao giờ cũng bị cân điêu.

Ông Nguyễn Sĩ Thắng, Giám đốc Xí nghiệp Kinh doanh Khí miền Nam (Petro Vietnam gas) nói: "Nếu một trạm chiết nạp mỗi tháng chiết nạp trái phép 100 tấn gas, mỗi bình gas cân thiếu 1 kg thì các trạm "làm điêu" này đã kiếm lời bất chính là: 100.000kg/12kg (1 bình) x 11.666 đ/kg = 97.216.000 đồng. Móc túi gian lận 100 triệu đồng/tháng/100 tấn gas nếu mỗi bình ăn gian 1 kg! Còn nếu một bình ăn gian 2kg thì lượng tiền kiếm được từ hành vi bất chính này lên tới 200 triệu đồng/tháng/100 tấn!" Ông Thắng bình luận tiếp: "Đây là siêu lợi nhuận!"

Song song, hàng năm nhà nước thất thu một khoản tiền thuế VAT từ đây. Trên thực tế, cơ quan tính thuế luôn căn cứ vào số lượng bình gas bán ra để thu nhưng san chiết ga trái phép thì ngành thuế bó tay.

Tại Hội nghị về kinh doanh gas do Bộ Thương mại tổ chức gần đây, một doanh nghiệp bức xúc: "Lượng vỏ bình gas của các doanh nghiệp trên toàn quốc khoảng 6 triệu chiếc, số bị chiếm dụng khoảng 20-30%, nếu làm phép tính: 20% x 6.000.000 bình x 12 kg/bình x 10% VAT x 5 vòng/bình/năm = 83.995.200.000 đồng! Mỗi năm Nhà nước thất thu 84 tỷ tiền thuế VAT từ san chiết ga trái phép!"

Làm sao cho kinh doanh gas đi vào nề nếp?

Tại hội nghị chuyên đề gas nói trên, ông Phan Thế Ruệ, Thứ trưởng Bộ Thương mại nói: "Gas là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, vì thế cần quy định cơ quan quản lý cần làm gì, doanh nghiệp được phép hoạt động đến đâu, để thiết lập lại trật tự kinh doanh, đảm bảo nhà sản xuất, giới phân phối và người tiêu dùng đều được lợi nhưng phải an toàn".

Hiện nay có tới 6 Bộ và ban ngành địa phương cùng tham gia quản lý các vấn đề liên quan đến kinh doanh gas. Bộ Công an có rất nhiều đơn vị: Cục Cảnh sát Kinh tế, Cục Phòng cháy Chữa cháy, phòng chống cháy nổ; Bộ Công nghiệp chỉ đạo và quản lý các nhà máy thuộc Bộ; Bộ Thương mại cũng có 2 cơ quan: Vụ chính sách thị trường trong nước (chuyên về điều kiện kinh doanh gas) và Cục quản lý thị trường; Bộ Khoa học Công nghệ cũng có Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng và Cục Sở hữu Trí tuệ (kiểm soát nhãn hiệu hàng hóa và nhãn sản phẩm hàng hóa). Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chịu trách nhiệm kiểm soát an toàn lao động; Bộ Tài chính với các quy định chính sách tài chính đối với các mặt hàng gas...

Mặc dù có rất nhiều cơ quan quản lý kinh doanh gas nhưng lại không có sự thống nhất và đồng thuận trong hành động. Thế nên, tình trạng các cửa hàng gas mọc như nấm không biển hiệu, logo, kinh doanh chụp giật... tình trạng gian lận vi phạm nhãn mác cứ mặc sức phổ biến.

Hơn nữa, hành lang pháp lý, đặc biệt là các chế tài không đủ sức răn đe, chưa đủ độ để ngăn chặn các hành vi gian lận này. Cụ thể, Điều 9, Nghị định 12/1999/NĐ - CP ngày 6/3/1999 xử phạt vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp và Điều 18, Nghị định 175/2004/NĐ-CP ngày 10/10/2004 xử phạt vi phạm thương mại cũng chỉ dừng ở phạt tiền và tịch thu.

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường gas hiện nay, thiết nghĩ cần kiên quyết thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 2172/VPCP-V.I ngày 25/4/2005 về việc: tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chống hàng giả và gian lận thương mại trong kinh doanh gas.

Thứ hai, Bộ Thương mại nên gấp rút bổ sung thêm các quy định về địa chỉ kinh doanh, biển hiệu, logo đối với các điểm kinh doanh; công ty kinh doanh gas phải thiết lập hệ thống đại lý trực tiếp và cửa hàng phải ký hợp đồng với các công ty.

Thứ ba, đề nghị chính quyền địa phương chỉ đạo lực lượng chức năng rà soát, kiểm tra toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh và xử lý triệt để với các vi phạm.

Thứ tư, đồng thuận hành động giữa các cơ quan chức năng với Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt (VATAP) cùng với các doanh nghiệp kinh doanh gas trong việc cung cấp thông tin hàng giả, nghiên cứu và sử dụng rộng rãi các loại tem chống giả.

(Theo Thời báo Kinh tế VN)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Các hãng hàng không sẽ tự quyết định giá vé nội địa (23/06/2005)
TP.HCM: Kim ngạch xuất khẩu tăng trên 26% (23/06/2005)
Năm nay nước ta sẽ thiếu 15 vạn tấn đường (22/06/2005)
Cà phê giảm giá (22/06/2005)
Dép lộ ngón, khoe gót lên ngôi! (22/06/2005)
Hàng không, hàng hải năm 2006 không được đắt hơn khu vực (22/06/2005)
TP.HCM: Thịt gà lại tăng giá (21/06/2005)
Trung Quốc tăng nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam (21/06/2005)
6 tháng xuất khẩu hơn 8 triệu tấn dầu thô (21/06/2005)
Thị trường hàng không chuẩn bị bước vào tự do cạnh tranh (21/06/2005)
Chưa tính chuyện tăng giá xăng trong nước (21/06/2005)
Xuất khẩu ngô nướng, rau muống xào sang Mỹ! (20/06/2005)
Đã đến lúc bỏ bao cấp giá bán lẻ xăng dầu? (20/06/2005)
Hàng xáo thời hiện đại (20/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang