Quota: Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra...
08:57' 17/06/2005 (GMT+7)

Các doanh nghiệp (DN) dệt may lại bắt đầu xầm xì sau thông báo của Liên Bộ Thương mại - Công nghiệp quyết định cấp thêm hạn ngạch (quota) cho các DN có tỉ lệ thực hiện cao trong năm tháng đầu năm nay để thực hiện các đơn hàng giao trước ngày 31/8 sang thị trường Hoa Kỳ.

Soạn: AM -36786 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Phần lớn nguyên phụ liệu của dệt may Việt Nam là nhập khẩu.

"Liên bộ chỉ cấp thêm quota cho những DN nào đã thực hiện trên 40-60% lượng quota đã được cấp trước đó. "Đặc ân mà ngặt nghèo như vậy thật sự không đến lượt các DN loại... tép riu như chúng tôi" - ông Trương Thanh Tùng, giám đốc Công ty Sản xuất kinh doanh  xuất nhập khẩu Q.8 (TP.HCM), thở dài nói.

Không chỉ ông Tùng có tâm trạng như vậy mà hầu hết DN nhỏ và vừa - hiện chiếm đến 80% trong tổng số DN dệt may đang hoạt động trên khắp cả nước - cũng đều không hài lòng với một chính sách tưởng chừng được chia đều cho mọi thành phần.

DN "kêu" cũng có lý của họ. Họ đặt câu hỏi: tại sao chỉ tiêu cứ phải vượt trên 40-60% (tùy theo mỗi cat. - mã hàng) chứ không phải là một tỉ lệ khác? Chia sẻ băn khoăn này, ông H - Giám đốc Công ty cổ phần May S - cho rằng nếu muốn xem việc cấp thêm hạn ngạch như một sự tưởng thưởng theo mục tiêu mà Liên Bộ đề ra là "góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2005"  thì  "nên chọn một mức chung phù hợp cho số đông hơn là chỉ tập trung cho một vài thành phần nào đó".

Và cũng vì "đặc ân" kèm theo nhiều điều kiện khắt khe khác nữa, chẳng hạn như "có thư xác nhận của khách hàng, nêu thông tin chi tiết về đơn hàng, kế hoạch đặt hàng bảy tháng cuối năm"... nên không thể nói Liên Bộ "lo" các DN nhỏ và vừa lại "làm ma", nhận hạn ngạch mà không sử dụng vì chính họ cũng đã tự đề xuất mức "kỷ luật": hạn ngạch cấp bổ sung không được cho vay, không được chuyển đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

Thêm một lần nữa “thiện ý” của Liên Bộ lại vấp phải sự phản đối của chính các thành phần ngỡ như đang được liên bộ hỗ trợ hết mình. Và đây không phải là lần đầu các DN thuộc thành phần "tép riu" cảm thấy bị thiệt thòi. Song trong trường hợp này, tiếng kêu của DN không thể lại tiếp tục rơi vào thinh lặng như đã diễn ra thời gian qua….

(Theo Tuổi Trẻ)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Giá vàng tăng 40.000-50.000 đồng/lượng (17/06/2005)
Trái cây nội tái chinh phục thị trường TP.HCM (16/06/2005)
Chiến tranh thương hiệu (16/06/2005)
Giá thép tiếp tục hạ (16/06/2005)
Phòng chống kiện phá giá như thế nào? (15/06/2005)
Vietnam Airlines có thực sự chỉ xếp trên 23 hãng HK? (15/06/2005)
Gạch Cotto Thái Lan thâm nhập thị trường VN (15/06/2005)
Ký được nhiều hợp đồng nhưng không có... quota! (15/06/2005)
TPHCM: Siêu thị điện máy “hút” khách (15/06/2005)
CRVC: cầu nối thông tin giữa DN và nhà đầu tư (14/06/2005)
Cần bán hàng VN ngay trên đất Kuwait (14/06/2005)
Giày dép VN xuất khẩu vào Nam Phi tăng vọt (14/06/2005)
Các tour du lịch biển đang hút khách (14/06/2005)
Xuất khẩu đồ nhựa tăng gần 60% (13/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang