Phòng chống kiện phá giá như thế nào?
18:06' 15/06/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Mỹ áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra, ba sa, tôm; Uỷ ban châu Âu (EC) làm tương tự với xe đạp, bóng đèn huỳnh quang, chốt cài bằng thép không gỉ. Và rất nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chứa đựng nguy cơ tương tự.

Theo Bộ Thương mại, tính từ năm 1994 đến nay, Việt Nam đã phải đối phó với khoảng 20 vụ kiện chống bán phá giá của các nước đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Làm gì để phòng và chống các vụ kiện chống bán phá giá như vậy?

Soạn: AM 443691 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Thủy hải sản là mặt hàng của VN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các vụ kiện bán phá giá.

Luôn đặt giả thiết hàng mình bị kiện!

Theo các doanh nghiệp từng làm ăn ở Mỹ, một trong những thị trường có nhiều quy định luật phức tạp và hay xảy ra các vụ kiện bán phá giá nhất thế giới, cách tốt nhất là luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho các vụ kiện bán phá giá.

"Bạn phải luôn đặt giả thiết là hàng mình chắc chắn sẽ bị kiện bán phá giá", một Việt kiều trong lần về thăm VN có chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp trong nước như vậy, "Bạn phải trang bị đầy đủ vũ khí để chiến đấu khi trường hợp đó xảy ra".

"Chẳng hạn, phải tính kỹ là sẽ thuê luật sư và tiến hành kháng cáo như thế nào", doanh nhân trên giải thích thêm. "Và quan trọng nhất, phải làm sao để nếu họ quyết định áp thuế phá giá, bạn sẽ chỉ phải chịu mức thuế thấp nhất".

Đây có lẽ là cách thích hợp nhất để các doanh nghiệp VN "sống chung với kiện bán phá giá" trong thời điểm hiện nay. Bởi, cùng bị kiện bán phá giá nhưng mức thuế xê dịch rất khác nhau, nhiều khi thay đổi hẳn bản chất của sự việc. Áp thuế 50% hay 5% có ý nghĩa rất lớn với công việc làm ăn của một doanh nghiệp. Và để được hưởng mức thuế thấp nhất, chính doanh nghiệp (và luật sư của mình) phải đóng vai trò quan trọng.

Tăng giá bán để tránh bị kiện

Theo ông Nguyễn Minh Dũng, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Italia, cách tốt nhất là các doanh nghiệp VN nên chủ động phòng tránh việc bán phá giá.

Nguyên nhân theo ông, cạnh tranh về giá trên các thị trường lớn đồng nghĩa với việc hàng VN tự làm giảm thế mạnh của mình. Các doanh nghiệp Trung Quốc là "vô địch thế giới trong cạnh tranh về giá cả" do có nhiều ưu thế như: năng lực sản xuất lớn, tập trung được sức mạnh, có sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước, cộng đồng người Hoa ở nước ngoài đông đảo và có tinh thần cộng đồng cao. Bên cạnh đó, mạng lưới bán hàng hiệu quả của họ cũng làm giảm giá thành đáng kể. Doanh nghiệp Trung Quốc có mặt khắp mọi nơi, do đó, cạnh tranh giá là việc nên tránh ở bất cứ thị trường nào.

Soạn: AM 443689 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Doanh nghiệp VN cần nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã để tăng giá bán ở các thị trường Âu, Mỹ.

"Với các mặt hàng chưa bị kiện bán phá giá, ta cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở để chứng minh được rằng sản phẩm của mình có giá bán ra không thấp hơn giá thành".

Thay vào đó, theo ông Dũng, doanh nghiệp VN nên nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã để tăng giá bán. Mặt hàng chất lượng cao sẽ có giá cao mà người mua ở các thị trường Âu, Mỹ vẫn chấp nhận. Như vậy, hàng VN sẽ vẫn chiếm lĩnh được những thị phần nhất định, tăng được tỷ lệ lợi nhuận và đặc biệt là giảm thiểu nguy cơ bị kiện bán phá giá.

Ngoài ra, theo quan điểm của nhiều nhà chiến lược về kinh tế, việc tăng xuất khẩu hiện nay là cần thiết nhưng không nên tăng đột ngột và quá mức, gây rối loạn thị trường, tạo tâm lý đề phòng, đối kháng từ phía nước nhập khẩu.

Việc đối mặt với các vụ kiện quốc tế, trước hết và nghiêm trọng nhất hiện nay là kiện bán phá giá, còn rất dài và nhiều bất trắc. Do đó, kiên trì và thông hiểu đường đi nước bước để thoát khỏi khó khăn là những yếu tố cần thiết để doanh nghiệp VN tiếp tục đưa hàng ra ngoài nước, đẩy mạnh tăng trưởng chung.

  • Nhật Vy 

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
WTO có thể sẽ thắt chặt luật kiện bán phá giá
Mỹ tiến dần đến vụ kiện bán phá giá tôm
Hủy vụ kiện Việt Nam bán phá giá bật lửa gas vào EU
DOC kết luận DN Việt Nam bán phá giá sản phẩm cá tra, basa
Xuất khẩu dệt may đối phó với kiện chống bán phá giá
Xe đạp Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tại EU
Chống bán phá giá trên sân nhà: Chuyện không đơn giản?
CÁC TIN KHÁC:
Vietnam Airlines có thực sự chỉ xếp trên 23 hãng HK? (15/06/2005)
Gạch Cotto Thái Lan thâm nhập thị trường VN (15/06/2005)
Ký được nhiều hợp đồng nhưng không có... quota! (15/06/2005)
TPHCM: Siêu thị điện máy “hút” khách (15/06/2005)
CRVC: cầu nối thông tin giữa DN và nhà đầu tư (14/06/2005)
Cần bán hàng VN ngay trên đất Kuwait (14/06/2005)
Giày dép VN xuất khẩu vào Nam Phi tăng vọt (14/06/2005)
Các tour du lịch biển đang hút khách (14/06/2005)
Xuất khẩu đồ nhựa tăng gần 60% (13/06/2005)
Vietnam Airlines xếp hạng 23 thế giới về chất lượng kém! (13/06/2005)
Xuất khẩu gạo năm 2005: Có thể đạt 4 triệu tấn (13/06/2005)
Xe đạp Việt Nam sẽ bị áp thuế chống bán phá giá tại EU (13/06/2005)
“Mốt” khuyến mãi du lịch hè (12/06/2005)
The Manor Officetel ngừng bán căn hộ cao cấp (10/06/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang