Thị trường đồ chống nóng lên cơn sốt
07:54' 03/05/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Dạo quanh một số tuyến phố trung tâm Hà Nội có thể thấy hầu hết các cửa hàng điện tử gia dụng đều trưng bày ngay tại cửa ra vào những mặt hàng chống nóng như máy lạnh, quạt gió, điều hoà nhiệt độ… Hàng loạt siêu thị lớn trên đường Hai Bà Trưng, Giảng Võ, Tràng Tiền… tấp nập người mua. Cái nóng hầm hập gần 400C thôi thúc các vị thượng đế móc hầu bao chi trả cho những mặt hàng điện lạnh.

 

Hàng điện lạnh ùn ùn đổ về ngay trong những ngày đầu hè.

Chị Liên, chủ cửa hàng điện lạnh trên đường Hai Bà Trưng cho biết, ngay từ trước khi thời tiết chuyển sang nắng nóng gay gắt, số lượng máy điều hoà ở cửa hàng của chị bán ra đã tăng gấp đôi so với ngày thường. Thời gian gần đây, trung bình mỗi ngày chị Liên bán được 10 chiếc điều hoà.

 

Năm nay, các nhãn hiệu LG, Samsung, Deawoo, Sanyo, Panasonic… tiêu thụ mạnh hơn do mẫu mã đẹp và giá cả phù hợp với túi tiền người tiêu dùng. Giá một chiếc máy điều hoà Samsung loại AS09 - 9000 BTU 2 cục, 1 chiều là 5 triệu, Sanyo loại 180l dao động từ 3,5 - 4 triệu, LG loại 9000 - 12000 BTU giá từ 7 - 9 triệu đồng/chiếc.

 

Đặc biệt, mới đây hãng Panasonic cho ra đời loại máy điều hoà nhiệt độ Panasonic PuriteeS2 với tính năng cải thiện không khí bằng bộ phận lcọ khí siêu âm và màng lọc khiêu kháng khuẩn. Loại máy này có thể phát ra các ion âm làm trong lành không khí. Điều này khiến điều hoà Panasonic được đông đảo người tiêu dùng tin cậy.

 

Anh Sơn, nhân viên bán hàng của Trung tâm điện tử điện lạnh trên đường Nguyễn Văn Cừ (Gia Lâm) phân tích: “Giá các mặt hàng điện lạnh hiện đại với tính năng đời cao tuy hơi đắt nhưng vẫn được khách hàng ưa chuộng”. Theo anh Sơn, nguyên nhân máy lạnh, điều hoà lên cơn sốt là do năm nay có nhiều đợt nắng nóng gay gắt xảy ra cộng với tâm lý người tiêu dùng e ngại việc sản phẩm nâng giá bất thường.

 

Không để tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh trên thương trường, hãng Toshiba cũng vừa giới thiệu loại máy điều hoà mới nhãn hiệu Daiseka. Loại máy này có tính năng cải thiện không khí bằng máy lọc khử mùi và hệ thống lọc khí Plasma. Các nhân viên đại lý bán lẻ cuả Toshiba ở Hà Nội cho hay, chỉ tính riêng thời điểm hiện tại số lượng hàng bán ra đã cao hơn nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Những hàng điện tử khác như LG, Samsung vina… cũng đang hân hoan trong một mùa bội thu. LG electronics vừa tuyên bố, giá điều hoà nhiệt độ LG trong năm 2005 sẽ tăng từ 10 - 15%. Còn Samsung vina thì thông báo, so với năm ngoái giá các mặt hàng điện lạnh tăng không đáng kể nhưng so với thời điểm đầu năm nay, mỗi chiếc điều hoà không khí đều tăng từ 200.000 đồng - 800.000 đ/chiếc.

 

Thời trang chống nóng lên ngôi

 

Cửa hàng mũ luôn đông khách.

Chị Tuyết Mai, nhân viên bán hàng tại trung tâm thương mại Tràng Tiền cho hay, những ngày gần đây khách hàng tới mua mũ vải và áo chống nắng nóng ngày càng đông.

 

Để thu hút khách hàng, chủ ngăn hàng của chị Mai treo biển khuyến mại giảm giá 10%. Những cửa hàng xung quanh cũng có những chiêu tiếp thị độc đáo. Điều này càng khiến tầng 3, khu thương mại Tràng Tiền tấp nập đông vui hơn ngày thường.

 

Thời điểm này áo tắm là loại hàng bán chạy nhất. Nhu cầu đi bơi, tắm biển trong ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của người tiêu dùng giúp các cửa hàng đồ bơi ở Hà Nội có cơ hội gia tăng doanh thu. Sản phẩm được nhiều người chọn mua nhất hiện nay là các loại áo tắm do các đơn vị trong nước sản xuất với mức giá vừa phải, chỉ từ 40.000 - 50.000 đồng/bộ.

 

Không chỉ áo tắm mà các loại áo chống nắng dành cho chị em cũng thu hút đông đảo khách hàng. Giá một chiếc áo chống nắng từ 40.000 đồng - 50.000 đồng/chiếc. Bên cạnh đó, các loại nón rộng vành, găng tay và khẩu trang cũng được tiêu thụ mạnh. Người tiêu dùng hiện đang rất thích các loại khẩu trang 2 - 3 lớp lớn, có thể trùm kín cả cổ giá 7.000 - 10.000 đồng/cái hay các loại găng tay 2 lớp dài đến tận nách áo nhưng giá chỉ từ 1.000 - 15.000 đồng.

 

Khan hàng, khan thợ

 

Theo đánh giá của giới kinh doanh đồ điện lạnh trên phố Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Hai Bà Trưng chưa năm nào sức tiêu thụ máy điều hòa lại cao như năm nay. Sức mua lớn khiến giá cả hàng hoá tăng vọt và giá công thợ lắp đặt cũng cao ngất ngưởng.

 

Ông Hải, chủ cửa hàng điện tử trên đường Nguyễn Lương Bằng than thở: “Khách hàng cứ kêu ca về việc giá công thợ lắp đặt máy điều hoà cao. Cửa hàng đâu có dám tăng giá công vận chuyển, lắp đặt mà chẳng qua do điều kiện bắt buộc vì quá đông gia đình ở Hà Nội có nhu cầu phục vụ tại gia…”.

 

Trung bình mức tiền chi trả cho thợ lắp đặt máy điều hoà là 150.000 đồng/lần. Tuy nhiên, những ngày gần đây, khách hàng có đến tận nơi hẹn trước chủ cửa hàng cũng chưa chắc đã có thợ phục vụ. Nếu may mắn có người vận chuyển và lắp đặt thì các  “thượng đế” cũng phải chi từ 250.000đ – 300.000 đồng/lần.

 

Đối với những người dân có thu nhập trung bình khá trở xuống thì máy điều hoà nhiệt độ trong mùa nóng vẫn chỉ là ước mơ đối với họ. Phương tiện chống nóng hữu hiệu nhất của những người này là quạt gió. Tuy nhiên, giá một chiếc quạt trên thị trường cũng không phải là rẻ.

 

Quạt máy của các thương hiệu nội nổi tiếng như Asea, Lidico, Bifan… cũng xê dịch từ 120.000đ – 250.000đ/chiếc. Quạt đá, giá từ 500.000đ – 1 triệu đồng/chiếc. Các thương hiệu quạt hơi nước đang thịnh hành là Sanaky, Gali, Tifa, Euros… được nhập về từ Nhật Bản, Đài Loan và Trung Quốc, giá dao động từ 1,2 triệu đồng đến 1,6 triệu đồng/chiếc.

 

Mới đây, ngành quản lý thị trường Hà Nội cũng đã cảnh báo người tiêu dùng khi mua các loại hàng chống nóng phải chú ý vì các mặt hàng này bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Hiện nay, các loại sản phẩm chống nóng (nhất là tủ lạnh) bán trên thị trường chủ yếu là hàng trong nước, lắp ráp linh kiện Trung Quốc. Đối với những cơ sở này, hàng lắp ráp thành phẩm thường không công bố chất lượng, không ghi xuất xứ lắp ráp tại Việt Nam.

 

Một số cơ sở sản xuất khác có ghi xuất xứ, nhưng sử dụng nhãn hiệu, bao bì nhái hàng ngoại cùng loại. Tất cả các loại sản phẩm này khi đưa ra thị trường đều được các đơn vị kinh doanh gỡ bỏ phần "xuất xứ", chỉ để lại phần nội dung ghi bằng tiếng nước ngoài. Khi khách hàng yêu cầu mua loại sản phẩm nhãn hiệu nào thì người bán sẽ gắn nhãn hiệu đó và bán cho người tiêu dùng với giá… hàng thật.

  • Lê Tân
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Sản lượng công nghiệp quý I tăng thấp (02/05/2005)
Saigon Coop đầu tư 228 tỷ đồng mở rộng thị trường (27/04/2005)
"Cơn mưa" khuyến mãi trong dịp lễ 30/4 (27/04/2005)
Giá đường còn tiếp tục tăng (25/04/2005)
Nhiều hãng mỹ phẩm nước ngoài đầu tư vào VN (25/04/2005)
280 DN tham gia hội chợ HVNCLC (25/04/2005)
SamSung chiếm lĩnh thị trường tivi màu màn hình phẳng (24/04/2005)
Công ty Tân Hoàng Thắng xây khu liên hợp cao cấp (21/04/2005)
Biên tập, quảng cáo, phát hành: Ai quyết định thành công? (18/04/2005)
Hội thảo "Quản trị kinh doanh báo chí" tại VietNamNet (18/04/2005)
Tặng quạt máy khi mua hàng điện tử (15/04/2005)
Phần lớn các DN VN không có chiến lược thương hiệu (15/04/2005)
Cho vay không lãi 20% mua máy thêu (11/04/2005)
Đi taxi: chọn hãng nào? (11/04/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang