Nhiều cơ hội mới cho giày dép VN vào Mỹ
09:23' 23/02/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, hàng giày dép Việt Nam đang có nhiều cơ hội vào thị trường này do một số công ty Mỹ đang có xu hướng tìm các đối tác ngoài Trung Quốc - nước đang chiếm 68% thị phần giày dép tại đây. 

Soạn: AM 283803 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Việt Nam hiện xuất giày dép chủ yếu vào EU.

Do thị phần giày dép của Trung Quốc quá lớn và ngày càng gia tăng, để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu từ Trung Quốc, một số công ty Mỹ đang có xu hướng tìm thêm nguồn hàng từ các nước khác, trong đó có Việt Nam. Mặt khác, các nhà nhập khẩu Mỹ cũng tính đến việc đối phó với tình trạng tăng giá và thiếu lao động đang xuất hiện và gia tăng trong ngành giày dép Trung Quốc. Trước tình trạng này, một số nhà cung cấp nước ngoài (đặc biệt là các công ty Đài Loan) có cơ sở sản xuất tại Trung Quốc cũng có xu hướng phân tán bớt sản xuất sang một số nước khác, trong đó có Việt Nam. 

Tại khu vực Đông Nam Á, Indonesia cũng là một nguồn cung cấp chính về giày dép cho thị trường Mỹ nhưng do tình hình chính trị, xã hội không được ổn định, nên các công ty Mỹ cũng có xu hướng giảm bớt nhập khẩu và coi Việt Nam là một trong những thị trường thay thế. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Indonesia vào Mỹ trong vài năm trở lại đây đã liên tục giảm.  

Trong những năm gần đây, xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ đang tăng mạnh. Nếu năm 2002, Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trong xuất khẩu giày dép vào Mỹ thì hiện nay đã vượt lên hàng thứ 5, qua mặt cả Thái Lan, Mehico và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, thị phần giày dép của hàng Việt Nam trên thị trường Mỹ còn rất hạn chế, mới chiếm 2%. Trong khi con số này của Trung Quốc là 68%, Italia là 8%, Brasil là gần 7% và Indonesia là gần 4%. 

Nhóm hàng giày dép Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ 11 tháng năm 2004 đạt trị giá 430,4 triệu USD, tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước. Sản phẩm chủ yếu là giày thể thao và giày dép nữ. Tuy mới chiếm khoảng 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ, song trong 3 năm qua, kể từ khi BTA (Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ) có hiệu lực, nhóm hàng này có tỷ lệ tăng trưởng ổn định nhất  -  trong khoảng 40%–50%/năm. Năm 2005, kinh tế Mỹ được dự đoán tiếp tục tăng trưởng ở mức 3,5%. Dự đoán kim ngạch nhập khẩu nói chung và giày dép nói riêng của Mỹ tiếp tục tăng. Thị trường giày dép Mỹ được dự đoán sẽ không có biến động như thị trường hàng may mặc.   

Nhiều chuyên gia giày dép Mỹ và Việt Nam đánh giá Việt Nam rất khó cạnh tranh được với Trung Quốc ở những mặt hàng chất lượng thấp và giá rẻ. Vì vậy, cũng giống như mặt hàng quần áo, các DN Việt Nam cần tận dụng lợi thế công nhân rẻ và khéo tay để tập trung sản xuất các mặt hàng có chất lượng từ cấp trung bình trở lên để cạnh tranh xuất khẩu vào Mỹ.

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Cuối tuần, đàm phán song phương với New Zealand (22/02/2005)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng 2,5% (21/02/2005)
DN Đài Loan tổ chức Hội chợ việc làm (21/02/2005)
HoREA giúp đỡ nạn nhân 300 triệu đồng (21/02/2005)
Khánh thành trạm kiểm soát liên hợp cửa khẩu Mộc Bài (19/02/2005)
Thích nghi với ''luật chơi'' thời hội nhập (11/02/2005)
Hừng hực ra quân sản xuất đầu năm (11/02/2005)
Hà Nội: Nhiều chợ và cửa hàng đã mở trở lại (10/02/2005)
Valentine 2005 vào mùa sớm (10/02/2005)
Khách sạn, nhà hàng và những show hấp dẫn ngày Tết (09/02/2005)
Sữa cô - sữa ông (08/02/2005)
Xu hướng mới của đồng USD (08/02/2005)
Buồn vui chuyện đất (08/02/2005)
Samsung Vina thu hút 23.000 khách tham "hái lộc" (07/02/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang