VN tụt 7 bậc trong nhóm nước đang phát triển
14:45' 28/01/2005 (GMT+7)

Theo điều tra mới đây của nhóm chuyên gia kinh tế WorldPaper phối hợp với Viện Nghiên cứu các vấn đề tiền tệ (MMI) của Mỹ về sự giàu có của các nước đang phát triển (Wealth of Nation Index) trong năm 2004, Việt Nam đã tụt 7 bậc, đứng ở vị trí 56/70 quốc gia và lãnh thổ. 

Soạn: AM 258380 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Theo nghiên cứu của WorldPaper, VN xếp ở gần cuối bảng trong nhóm nước đang phát triển. 

Đứng đầu trong bảng xếp hạng này là Slovenia, Ixrael, Hàn Quốc, Cộng hòa Czech. Tiếp theo là một loạt các nước Đông Âu: Etstonia, Hunggari, Xlovakia, Litva, Latvia. Đứng cuối bảng là nhóm nước châu Phi Tandania, Papua New Ghine, Zimbabue, Kenia. Điều đáng nói là trong bảng xếp hạng này, các quốc gia Đông Âu đã có sự vươn lên mạnh mẽ. Các "con hổ" của Đông Âu chiếm 7 vị trí trong tốp 10, 10 vị trí trong tốp 20 nước đang phát triển giàu có nhất. 

Có thể thấy, những nước đứng đầu bảng xếp hạng thường có diện tích nhỏ với dân số ít. Nguyên nhân là do nguồn tài nguyên ít ỏi nên các nước này thường chọn con đường phát triển mạnh xuất khẩu, ngoài ra diện tích và dân số không lớn đồng nghĩa với cơ sở hạ tầng và những vấn đề xã hội cũng ít hơn.

Các nước lớn như Trung Quốc (xếp thứ 27), Braxin (xếp thứ 28) và Nga (xếp thứ 31) đều tiến được 7 bậc, trong khi 2 quốc gia lớn khác là Ấn Độ (thứ 53) và Inđônêxia (thứ 54) lại tụt lại khá xa.

Đây là một nghiên cứu được bắt đầu tiến hành vào năm 1996 nhằm đo lường mức độ giàu có của một quốc gia dựa trên 3 nhóm tiêu chí về môi trường kinh tế, môi trường trao đổi thông tin và môi trường xã hội. Mỗi nhóm bao gồm 21 biến số có trọng số như nhau. Nhìn vào phần xếp hạng theo các nhóm tiêu chí thì số điểm dành cho ổn định xã hội thường cao hơn tăng trưởng kinh tế.

1. Nhóm tiêu chí về môi trường kinh tế:

2. Nhóm tiêu chí về môi trường xã hội:

3. Nhóm tiêu chí về trao đổi thông tin:

1.1. Nền kinh tế quốc dân:
- Tốc độ tăng GDP
- GNI bình quân đầu người (tính theo ngang bằng sức mua)
- Tỷ lệ lạm phát hằng năm
- Tổng đầu tư nội địa
- Tỷ lệ tổng tiết kiệm nội địa
- Thâm hụt/thặng dư của chính phủ (% GDP)
- Cán cân tài khoản vãng lai
- Nợ nước ngoài/GDP
- Thanh toán nợ/xuất khẩu
- Dự trữ ngoại tệ/nhập khẩu
1.2. Mức độ hội nhập của nền kinh tế
- Thương mại (% GDP)
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (% GDP)
- Đầu tư gián tiếp
- Sự tư bản hóa thị trường
1.3. Môi trường kinh doanh
- Chỉ số tự do kinh tế
- Chỉ số nhận thức về tệ nạn tham nhũng
- Tỷ giá hối đoái thực tế
- Tốc độ quay vòng tiền tệ (GDP/M2)
- Chênh lệch lãi suất (so với LIBOR)
- Doanh nghiệp nhà nước (% GDP)
- Mức độ bảo hộ tài sản thương mại

2.1. Sự ổn định và phát triển:
- Phân phối thu nhập
- Sự công bằng về lương giữa nam và nữ
- Sự công bằng trong đào tạo giữa nam và nữ
- Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ người tỵ nạn so với dân số
- Tranh chấp về lãnh thổ
- Chỉ số quyền tự do chính trị
- Hệ thống tuân thủ luật độc lập
- Số lượng phương tiện giao thông/1000 người
- Chất lượng đường sá
2.2. Y tế:
- Tuổi thọ
- Tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động
- Chương trình chăm sóc quốc gia (% phúc lợi y tế/chi tiêu)
- Tỷ lệ dân số nghỉ hưu/lực lượng lao động
- Tỷ lệ bác sỹ/1000 dân
- Tỷ lệ đất canh tác bình quân đầu người
- Lượng cung cấp calo/ngày
2.3. Môi trường thiên nhiên
- Đất được bảo vệ (% tổng diện tích đất)
- Tỷ lệ khí thải CO2 (tấn bình quân đầu người)
- Tỷ lệ dân tiếp cận được nước sạch
- Cam kết về môi trường của chính phủ

3.1. Khả năng tiếp nhận thông tin:
- Khả năng đọc báo (tính trên 1000 dân)
- Tỷ lệ biết chữ
- Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học
- Tỷ lệ sinh viên học ngành toán, khoa học và cơ khí
- Tiếng Anh - ngôn ngữ thương mại chính
3.2. Cơ sở hạ tầng thông tin:
- Số lượng máy tính cá nhân sử dụng trong dân/1000 người
- Số lượng báo chí tính bình quân đầu người
- Tỷ lệ truyền hình cáp/1000 dân
- Tỷ lệ phủ sóng TV qua vệ tinh
- Chất lượng điện thoại
- Giá cước điện thoại quốc tế (3 phút/cuộc)
3.3. Phân bổ thông tin:
- Tỷ lệ khách du lịch/dân số/năm
- Dịch vụ truyền hình/truyền thanh/100.000 dân
- Tỷ lệ gia đình có TV/1000 dân
- Tỷ lệ đường dây điện thoại/1000 dân
- Tỷ lệ điện thoại di động/1000 dân
- Ngân sách chính phủ dành cho công nghệ thông tin (% GDP)
- Chỉ số tự do báo chí
- Tỷ lệ máy chủ Internet/10.000 dân
- Tỷ lệ điện thoại/1000 dân
- Tỷ lệ người sử dụng Internet/dân số

  • Phương Thanh (Tổng hợp)
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Mua gà cúng Tết ở đâu? (27/01/2005)
Hàng VN chưa bắt kịp thị hiếu Dubai (25/01/2005)
Phát hiện tem nhập khẩu giả lưu thông trên thị trường (24/01/2005)
Trao giải Rồng vàng cho 41 doanh nghiệp FDI (24/01/2005)
DN phải cung cấp thông tin để kiểm soát giá cả (24/01/2005)
Philip Moris tài trợ dự án chữ thập đỏ Đà Nẵng (22/01/2005)
Chỉ số giá tiêu dùng quý I khó thấp hơn 3% (21/01/2005)
2005:Thu hút FDI khó tăng (21/01/2005)
Dự án Nam Côn Sơn:Vốn thực hiện lớn nhất phía Nam (20/01/2005)
"Ém" heo chờ Tết: coi chừng “dội” chợ! (20/01/2005)
Thị trường Tết, lại nỗi lo gà (20/01/2005)
Vietnam Expo 2005: Cơ hội cho DN đồ gỗ (18/01/2005)
Cho phép chuyển nhượng quota dệt may đi Mỹ (18/01/2005)
Thực hiện trách nhiệm xã hội, DN lợi hay thiệt? (17/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang