EU mong muốn VN sử dụng vốn ODA minh bạch hơn nữa
06:47' 16/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Trưởng phái đoàn Uỷ ban châu Âu tại VN (EC) Markus Cornaro đã cho biết như vậy trong khuôn khổ cuộc họp tổ công tác về Hợp tác phát triển giữa EC và Bộ KH&ĐT chiều 14/1. 

Soạn: AM 245260 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
EC đã có nhiều giúp đỡ Việt Nam trong xoá đói giảm nghèo.

Theo ông Markus Cornaro, tỷ lệ giải ngân ODA của Việt Nam trong năm 2004 đã tăng đáng kể so với 2003, chính vì vậy mà số vốn EC cam kết viện trợ cho Việt Nam đã lớn hơn. Tuy nhiên, không chỉ về số lượng giải ngân mà chất lượng giải ngân cũng là một thách thức đối với cả hai bên.

Ông Markus Cornaro cho rằng, có 2 vấn đề phải đương đầu: đảm bảo những hỗ trợ trong lĩnh vực xã hội triển khai hiệu quả và thứ hai là hài hoà hoá thủ tục giữa hai bên. "Chúng tôi cũng mong muốn quá trình sử dụng số vốn này minh bạch hơn nữa'', ông Markus Cornaro nói. Giai đoạn 2002-2004, trong khuôn khổ Chương trình định hướng quốc gia của EC, EC dành cho Việt Nam tổng số tiền là 128 triệu euro. 

Bên cạnh hỗ trợ song phương, EC còn cung cấp hỗ trợ đáng kể cho Việt Nam thông qua dòng ngân sách NGO (các Tổ chức phi chính phủ) và các chương trình trên quy mô châu Á. Giá trị các cam kết này trung bình mỗi năm khoảng 5 triệu euro. Tổng lượng tài trợ của EC cho Việt Nam trong giai đoạn 2002-2006 lên khoảng 200 triệu euro (trung bình mỗi năm là 40 triệu euro).

Ông Dương Đức Ưng, Vụ trưởng Vụ Kinh tế Đối ngoại của Bộ KH&ĐT cho biết, năm 2005 này, Việt Nam cố gắng đưa giải ngân ODA của EU đạt 1,7 tỷ euro. Đây là một nỗ lực lớn của Việt Nam nhưng mới chỉ bằng mức trung bình của khu vực.

  • PT
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
XTTM 2005: hướng tới thương hiệu quốc gia (16/01/2005)
Đồ gỗ vào Nhật:Thiết kế nên nhỏ hơn thị trường khác (15/01/2005)
Giá tôm tăng mạnh (13/01/2005)
Iran mong muốn mở rộng thương mại với VN (12/01/2005)
United Airlines hoạt động tại Hà Nội (12/01/2005)
Dệt may nên ''phòng thủ'' kiện phá giá (12/01/2005)
10 ngày sau hạn ngạch,Dệt may vừa-nhỏ bươn chải tìm lối (11/01/2005)
Du lịch Tết: Giá tour "ngoại" tăng 25-40% (11/01/2005)
Trọng tâm xúc tiến thương mại: Sau đồ gỗ là nhựa? (10/01/2005)
Tái phát cúm gia cầm, giá thực phẩm lại leo thang? (10/01/2005)
Bắt giữ hàng ngàn sản phẩm đồ chơi bạo lực (06/01/2005)
12 DN may bị cắt hạn ngạch vào Mỹ (06/01/2005)
Xuất khẩu sang Malaysia tăng đột biến (04/01/2005)
Nhiều hãng điện tử tài trợ 10-20% cho khách hàng (03/01/2005)
Xem tiep Tro ve dau trang