10 ngày sau hạn ngạch,Dệt may vừa-nhỏ bươn chải tìm lối
17:48' 11/01/2005 (GMT+7)

(VietNamNet) - Khoảng 80% trong tổng số các DN dệt may Việt Nam là DN vừa và nhỏ. Họ đã và đang chuẩn bị như thế nào cho bối cảnh dệt may hậu hạn ngạch? Hậu quota sẽ là không đáng sợ nếu DN dệt may vừa và nhỏ biết tự thay đổi mình. 

Soạn: AM 242583 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS
Các DN dệt may nhỏ thường chậm cải tiến kỹ thuật.

Theo điều tra mới đây của Hiệp hội Dệt may VN thì cả nước có khoảng 2.000 DN dệt may, trong đó 80% là DN vừa và nhỏ (lao động dưới 300 người và vốn dưới 5 tỷ đồng). Số DN vừa và nhỏ này đang chiếm một phần không nhỏ trên thị trường dệt may và có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của ngành này. Tuy nhiên, theo đánh giá của Hiệp hội Dệt may, sự chuẩn bị của những DN này cho thời kỳ hậu hạn ngạch là chưa đủ mạnh mẽ cả về đầu tư máy móc mới lẫn nâng cao trình độ quản lý.  

DN vừa và nhỏ - chiếc vòng luẩn quẩn

Trao đổi với VietNamNet, ông Lê Quốc Ân, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: ''Tôi cho rằng trong thời gian tới các DN vừa và nhỏ sẽ gặp một số khó khăn vì việc chuẩn bị của họ vẫn chưa kịp. Hiện nay, những tập đoàn mua hàng lớn, có thương hiệu đến Việt Nam hầu hết đều quan hệ với những đơn vị lớn, còn những DN vừa và nhỏ chỉ bán cho thị trường nội địa, hoặc bán cho Đông Âu, hay cho những khách hàng Hàn Quốc, Đài Loan để họ bán lại. Trong thời gian tới khối lượng bán của thị trường này sẽ bị giảm, nên hiện nay các DN vừa và nhỏ có nhiều đơn hàng chưa chắc chắn''. 

Bày tỏ về vấn đề này, Bà Ngô Việt Vân, Giám đốc Công ty May 40 Hà Nội cho biết: ''Ở thời điểm này, tôi chưa thể nói là năm 2005 có thuận lợi hay không, vì nhiều khách hàng đã bỏ chúng tôi, nhưng ngược lại, một số khách hàng khác cũng đang đến với chúng tôi. Với thị trường Mỹ vẫn không có nhiều thay đổi, có nhà nhập khẩu còn quyết định sẽ tăng lượng nhập khẩu của chúng tôi từ 1,5 triệu USD lên 2 triệu USD, một số khách hàng cũng cho biết sẽ làm lớn hơn. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, chúng tôi vẫn có rất nhiều lo lắng vì không có quota có nghĩa là khó khăn đang ngày càng lớn. Mặt khác, sắp tới đây, giá điện lại tăng, đây tiếp tục là một gánh nặng đè lên vai DN dệt may vừa và nhỏ". 

Cùng chung nỗi lo lắng trên, Giám đốc một DN may nhỏ khác ở Hà Nội nhận định: ''Nói là bỏ hạn ngạch thì thị trường sẽ rộng mở hơn, nhưng đối với những DN ''sống'' chủ yếu dựa vào hạn ngạch thì bỏ hạn ngạch có nghĩa là cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Chưa cần nói đến cạnh tranh với nước ngoài, mà riêng trong nước, các DN lớn với ưu thế hơn hẳn chúng tôi về uy tín, kỹ thuật... sẽ ngày càng mở rộng thị trường. Giữa các DN Hà Nội và TP.HCM cũng sẽ có sự chênh lệch vì hầu hết các nhà máy dệt mạnh là ở TP.HCM''. 

Lời giải: vẫn là liên kết

Mặc dù có nhiều hạn chế về năng lực nhưng lợi thế của DN vừa và nhỏ là sự linh hoạt, bắt nhịp rất nhanh với thị trường. Ông Lê Quốc Ân cho rằng: '' bản thân DN vừa và nhỏ phải chủ động bắt nhịp thị trường, đưa ra những sản phẩm độc đáo để tồn tại''.

Mặt khác, giải pháp lớn và hiệu quả cho các DN nhỏ hiện nay chính là ''đến với nhau và đến với các DN lớn'', thành lập các chuỗi liên kết. DN lớn với ưu thế về uy tín, thiết kế mẫu mã, quản lý, kỹ thuật, marketing... có thể đứng ra làm đầu mối nhận và triển khai các đơn hàng, DN nhỏ sẽ chuyên về sản xuất. Ông Lê Quốc Ân cho biết: ''Chiến lược lớn của ngành may hiện nay, đặc biệt Vinatex đang và sẽ triển khai là những DN lớn chỉ tập trung làm khâu thiết kế mẫu mã, quản lý, kỹ thuật và khâu thương mại tại Hà Nội, TP.HCM... Sản xuất sẽ chuyển dịch dần tới các địa phương, tận dụng năng lực của các DN vừa và nhỏ. Mỗi công ty của Vinatex hiện nay đều có không dưới 10 đơn vị liên kết. Một số như Việt Tiến có tới 30 đơn vị liên kết, Nhà Bè có trên 20...''. 

Tuy nhiên, bài toán chính là làm thế nào để các DN lớn và nhỏ đến với nhau, liên kết với nhau và có một cơ chế nào để họ hoạt động. Về vấn đề cơ chế, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp và Hiệp hội Dệt may đang xúc tiến để sớm đưa ra cơ chế này. Còn  làm thế nào để DN đến với nhau thì chỉ có các DN tự trả lời được câu hỏi này. 

Thực tế chứng minh, mô hình liên kết đã bước đầu đi vào thực tế. Cụ thể là việc hình thành các nhóm liên kết giữa Sợi Phú Bài, Dệt Sơn Trà, Nhuộm Yên Mỹ và nhóm liên kết giữa Nhuộm Yên Mỹ  với 6 DN may mạnh để tiêu thụ vải cho họ. Hoạt động của các nhóm liên kết này bước đầu đã có dấu hiệu tích cực, May Việt Tiến đã đặt Nhuộm Yên Mỹ sản xuất 400.000m vải, Nhà Bè đặt 300.000m, Phương Đông 108.000m, May 10 là 200.000m cho quý I/2005.  Về phía các DN lớn cũng rất muốn liên kết vì việc cộng sinh này có lợi cho cả hai phía. Ông Trần Quang Nghị, Tổng giám đốc Công ty Dệt Phong Phú nói: ''Để có thể liên kết với nhau, các DN phải bỏ đi cái tôi của mình. Dệt Phong Phú đã tiến hành liên kết với Dệt Đông Á và kết quả thật khả quan, chúng tôi giảm chi phí đầu tư được 1 triệu USD và làm thêm được khoảng 5 triệu m vải jeans mỗi năm''. 

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
TIN LIÊN QUAN:
Dệt may hậu hạn ngạch: Báo động nguy cơ mất thị trường
Dệt may ASEAN hợp lực đón ''bão'' hậu hạn ngạch
Thái Lan ráo riết chuẩn bị cho hậu hạn ngạch dệt may
Dệt may và ''cuộc chiến'' hậu hạn ngạch
CÁC TIN KHÁC:
Du lịch Tết: Giá tour "ngoại" tăng 25-40% (11/01/2005)
Trọng tâm xúc tiến thương mại: Sau đồ gỗ là nhựa? (10/01/2005)
Tái phát cúm gia cầm, giá thực phẩm lại leo thang? (10/01/2005)
Bắt giữ hàng ngàn sản phẩm đồ chơi bạo lực (06/01/2005)
12 DN may bị cắt hạn ngạch vào Mỹ (06/01/2005)
Xuất khẩu sang Malaysia tăng đột biến (04/01/2005)
Nhiều hãng điện tử tài trợ 10-20% cho khách hàng (03/01/2005)
Trung Quốc xóa hạn ngạch nhập khẩu hàng hóa (03/01/2005)
TP.HCM: 2 ngày Tết, đón trên 3.500 du khách quốc tế (03/01/2005)
Dệt may và ''cuộc chiến'' hậu hạn ngạch (01/01/2005)
Hà Nội : Doanh thu hàng Tết sẽ tăng 20% (31/12/2004)
TP.HCM: Vẫn kinh doanh gia cầm không kiểm dịch (29/12/2004)
Nhiều hàng thực phẩm đóng gói tại siêu thị thiếu trọng lượng (28/12/2004)
2005: Chung sống với mặt bằng giá mới (27/12/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang