Chính VN tự quyết định thời điểm gia nhập WTO
08:27' 17/11/2004 (GMT+7)

(VietNamNet) - ''Chính các bạn phải biết mình đang ở đâu trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO. VN có thể gia nhập WTO khi cảm thấy có lợi nhất, đây hoàn toàn là quyết định của chính các bạn''. Cựu Tổng Giám đốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Mike Moore đang ở  thăm Việt Nam đã cho biết như vậy trong cuộc trao đổi ngắn với báo chí sáng 16/11.  

Soạn: AM 197379 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Ông Mike Moore - Cựu Tổng Giám đốc của WTO.

- Theo ông, với tiến trình đàm phán như hiện nay, Việt Nam có thể gia nhập WTO vào thời điểm nào?

- Chính các bạn phải biết mình đang ở đâu trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO. Việt Nam sẽ gia nhập WTO khi nào thấy thoải mái, đủ điều kiện, nghĩa là các bạn sẽ quyết định với năng lực của  DN như vậy  thì mở thị trường nào và mở với mức độ nào là có lợi nhất. Tôi muốn nói là các bạn có thể gia nhập WTO khi nào các bạn cảm thấy có lợi nhất, điều đó hoàn toàn là quyết định của chính các bạn. 

Việt Nam phải quyết định chính sách của bản thân mình. Gia nhập WTO cũng quan trọng, nhưng trước hết, các bạn cần phải đem đến cho người dân một mức sống cao hơn. 400 USD/năm là một con số quá nhỏ, các bạn phải nâng thu nhập bình quân lên cao hơn nữa. Theo tôi, Chính phủ cần có những biện pháp mạnh hơn để khuyến khích giới trẻ, các thành phần DN trẻ làm giàu, đây chính là động lực để các bạn phát triển mạnh. 

- Cụ thể, theo ông, Chính phủ Việt Nam cần có những bước chuẩn bị nào?

- Tôi nghĩ Chính phủ Việt Nam nên vạch ra một lộ trình cụ thể cho quá trình mở cửa thị trường, ví dụ 5 năm để mở cửa hệ thống ngân hàng, 10 năm để mở cửa bưu chính viễn thông, điện... Đó là những việc không dễ dàng. 

- WTO có cơ chế giải quyết tranh chấp như thế nào đối với những vụ kiện vô lý như chống bán phá giá các mặt hàng cá basa, tôm của Việt Nam do Mỹ áp đặt. Khi đã là thành viên của WTO, chúng tôi có thuận lợi gì hơn trong những vụ kiện này?

- Tranh chấp thương mại giữa các quốc gia trên thế giới là điều không thể tránh khỏi. WTO là hệ thống chưa hoàn hảo nhưng cũng có những cơ chế để giải quyết tranh chấp, trong đó đặc biệt quan trọng là cơ quan hòa giải. Ngoài ra, WTO cũng có một quỹ riêng để chi trả cho một số nước nghèo khi tham gia tranh tụng. Thực tế, không phải lúc nào phần thắng cũng thuộc về những nước lớn. Costa Rica đã từng thắng Mỹ là một ví dụ. 

Việt Nam nên xúc tiến sớm gia nhập WTO vì khi ấy, các bạn sẽ có tiếng nói nhất định trong các cuộc tranh chấp thương mại. 

- Ngoài những hiệp định thương mại trong WTO, hiện nay các nước đều đang ký kết rất nhiều hiệp định thương mại song phương. Ông đánh giá như thế nào về điều này ?

- Các bạn cần phải hết sức thận trọng với các hiệp định thương mại song phương (BTA) vì thông thường, những nước nhỏ là những đối thủ yếu trên bàn đàm phán BTA với các đối tác lớn như Nhật hay Mỹ. Như theo Hiệp định Thương mại song phương với Hoa Kỳ (USBTA), Việt Nam đã có những nhân nhượng cao hơn đòi hỏi của WTO đối với một quốc gia thành viên, điều này có thể gây một số bất lợi trong đàm phán gia nhập WTO của các bạn. Thông thường, các nước sẽ có những đòi hỏi cao hơn những gì đã đạt được của BTA.

- Theo đánh giá của ông, liệu Việt Nam đã đủ điều kiện để gia nhập WTO? Với 70% dân số làm nông nghiệp, đời sống của những người nông dân Việt Nam có bị ảnh hưởng sau khi Việt Nam gia nhập WTO?

- Tôi nghĩ các bạn nên mở cửa hơn nữa các thị trường dịch vụ như hệ thống ngân hàng, khách sạn, thực thi quyền sở hữu trí tuệ tốt hơn nữa... Với các mặt hàng nông sản, hiện nay, Việt Nam đang xuất rất tốt gạo, cà phê, hạt tiêu..., tôi nghĩ, ngành nông nghiệp của các bạn sẽ không bị ảnh hưởng nhiều. 

  • Phương Thanh
  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Du lịch VN hấp dẫn các nhà làm dịch vụ bổ trợ (16/11/2004)
Sheraton,khách sạn tốt nhất cho doanh nhân tại châu Á (15/11/2004)
Vàng cao, nhà đất đóng băng: Đầu tư vào đâu? (15/11/2004)
Ý tưởng kinh doanh độc đáo và cánh cửa 100 triệu USD (13/11/2004)
Vàng: 833.000 đồng/chỉ (13/11/2004)
Nhựa, gỗ và đồ nội thất cùng triển lãm (13/11/2004)
Nghiên cứu tác động của Hiệp địnhThương mại ASEAN+3 (11/11/2004)
Thủ công mỹ nghệ VN sợ đơn hàng lớn (11/11/2004)
Xúc tiến xây dựng Danh bạ DN trực tuyến (10/11/2004)
Thị trường Tết 2005: Hàng nhiều nhưng giá mắc? (10/11/2004)
Không để doanh nghiệp đầu cơ tăng giá (10/11/2004)
Giá ô tô tăng từ 3.000 - 4.000 USD/chiếc (10/11/2004)
Hàng số lấn hàng điện tử (10/11/2004)
Belarus mong muốn cân bằng thương mại với Việt Nam (09/11/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang