Hàng số lấn hàng điện tử
08:43' 10/11/2004 (GMT+7)
Trong một năm trở lại đây, vật dụng kỹ thuật số xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống. Hàng số đang "lấn lướt" hàng điện tử truyền thống. Sự bùng nổ các công nghệ mới trong lĩnh vực điện tử, kỹ thuật số khiến cho các loại hàng mới xuất hiện nhiều, với tốc độ chóng mặt.
 
Soạn: AM 191449 gửi đến 996 để nhận ảnh này qua MMS

Hàng điện tử

Tuy nhiên, với một số công nghệ đã đạt đến giới hạn, các hãng sản xuất bắt đầu đi sâu nghiên cứu các công nghệ khác, tăng tiện ích cho sản phẩm.

Từ đua "lượng"…

Xét về lý thuyết, công nghệ mới sẽ thay đổi quy trình sản xuất, tính năng sản phẩm và thúc đẩy thay đổi mẫu mã sản phẩm cho phù hợp. Công nghệ thay đổi nhanh thì hàng hóa càng phong phú, đa dạng, có thêm nhiều tính năng mới. Chính vì vậy mà các hãng tên tuổi luôn đầu tư vào nghiên cứu cải tiến công nghệ và tìm ra công nghệ mới. Các cuộc chạy đua về công nghệ khiến cho sản phẩm liên tục thay đổi.

Cuộc chạy đua dễ thấy gần đây là nâng độ phân giải của máy ảnh kỹ thuật số. Nếu như vài, ba năm trước, 5 triệu điểm ảnh đã là một đích ngắm của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, thì nay đó mới là bước khởi đầu của dân nghiệp dư. Máy ảnh bán chuyên nghiệp có độ phân giải trung bình 8 triệu điểm ảnh, còn máy ảnh chuyên nghiệp đã có độ phân giải 16 triệu điểm ảnh. Thậm chí, cuộc chạy đua trong máy ảnh số lan sang điện thoại di động khi các hãng điện thoại thi nhau tung ra các điện thoại có camera 1 triệu, 1,3 triệu điểm ảnh, 2 triệu, 3 triệu và mới đây là 5 triệu điểm ảnh.

Trong lĩnh vực màn hình, thời của màn hình phẳng đã ở bên kia sườn dốc, nên giá của loại này ngày càng hạ. Trong khi đó, các kiểu màn hình LCD, Plasma, Rear Projection thi nhau hạ giá, tăng kích cỡ. Cùng một loại công nghệ chiếu sáng, nhưng các hãng đang cạnh tranh ở công nghệ xử lý hình ảnh, khắc phục những nhược điểm của công nghệ Plasma như tăng độ đen hình ảnh, khả năng xem hình không rõ khi có nguồn ánh sáng mạnh.

… sang đua "chất"

Song song với cuộc chạy đua về lượng, một cuộc đua khác không kém phần hấp dẫn là đua về chất. Với một số công nghệ đã đến giới hạn, người ta bắt đầu chuyển sang các công nghệ phụ trợ, tăng tính năng, tiện ích của sản phẩm.

Khi được hỏi về xu thế phát triển máy ảnh số trong năm tới có nâng độ phân giải hay không, ông Howard Ozawa, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Canon Singapore cho biết, độ phân giải cao chưa chắc đã tốt. "Một máy ảnh 3 triệu điểm ảnh đủ khả năng chụp và in ra ở khổ A4" - ông nói. Chính vì vậy mà Canon đang có những sản phẩm máy ảnh không sử dụng cảm biến CCD như thông thường mà dùng cảm biến CMOS. Tương tự vậy, hãng Panasonic phát triển công nghệ xử lý hình ảnh LSI và chống rung quang học cho 4 dòng sản phẩm mới là DMC-FX7,2,FZ3 và FZ20. Các công nghệ này đều tăng thời gian xử lý ảnh, giảm nhiễu trong vùng ảnh tối và thể hiện màu chính xác hơn.

Theo kết quả khảo sát của tạp chí CNET, 5 triệu điểm ảnh có vẻ là điểm dừng với người chơi ảnh số. 48% số người được hỏi cho biết, họ muốn mua máy ảnh số có độ phân giải như vậy. Kết quả của năm trước cho thấy, chỉ có 35% muốn mua máy 5 triệu điểm ảnh.

Trong lĩnh vực màn hình, sau Super Fine Pitch của Sony, DniE Junior của Samsung, các công ty khác như Panasonic, Toshiba đều có những công nghệ tương tự để xử lý hình ảnh. Mới đây, Panasonic công bố hệ thống Real Black Drive nhằm hiển thị màu đen mạnh mẽ và nhiều chi tiết ở dòng TV Viera. Đích ngắm của nó là nâng cao chất lượng hình ảnh, khả năng hiển thị màu trung thực hơn.

Kết hợp với công nghệ quảng cáo

Sử dụng tia cực tím để diệt khuẩn là một phương pháp được áp dụng trong y tế từ lâu. Công nghệ này đã được áp dụng trong hàng điện lạnh và người dùng dễ dàng chấp nhận. Bởi kiến thức tiêu dùng về nó đã có từ rất lâu. Thế nhưng, với một số công nghệ mới, người dùng khó có thể phân biệt sự khác biệt của sản phẩm. "Khó cảm nhận sự hiện diện của công nghệ mới" - đó là thừa nhận của nhân viên kỹ thuật của một hãng sản xuất máy giặt. Hãng này đã đưa ra công nghệ nano để diệt khuẩn trong máy giặt, máy lạnh. Dĩ nhiên, người dùng không thể thấy được hiệu quả của công nghệ này cho đến khi có giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng như Viện Pasteur.

Tương tự vậy, những người nội trợ ắt cũng khó nhận biết áo quần giặt trên máy nào sẽ sạch hơn khi đứng trước "rừng" công nghệ áp dụng trong máy giặt từ vòng xoắn kép đến thác nước đôi hai tầng phun… Hay để một loạt TV đứng cạnh nhau, chú tâm lắm bạn mới phân biệt được sự khác biệt về màu sắc, hình ảnh hiển thị. Nếu cùng một công nghệ xử lý hình ảnh, đôi khi, người tiêu dùng không phân biệt được.

Do vậy, công nghệ mới chỉ quyết định một phần để người tiêu dùng cân nhắc. Cái quan trọng hơn là sự thuyết phục người mua. Làm được điều này, ngoài việc đào tạo đội ngũ bán hàng, tư vấn kỹ thuật, phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược quảng cáo, tiếp thị hình ảnh.

(Theo SGTT)

  Gửi tin qua Mobile Gửi tin qua E-mail In tin Gửi phản hồi
CÁC TIN KHÁC:
Belarus mong muốn cân bằng thương mại với Việt Nam (09/11/2004)
Hưởng ưu đãi thuế thu nhập DN:1tiền gà 3 tiền thóc! (06/11/2004)
Số DN đăng ký mới tăng mạnh (06/11/2004)
Người nghèo khó tiếp cận thị trường đất đai (05/11/2004)
Oxfam: Vào WTO, Việt Nam đang bị các nước giàu "ép" (03/11/2004)
Cấp bách dịch vụ trước thềm WTO (26/10/2004)
Đẩy nhanh thông quan hành lý xuất nhập cảnh (26/10/2004)
Chính sách chưa tạo động lực "thúc" DN nhà nước (21/10/2004)
25% lãnh đạo DN Việt Nam là nữ (19/10/2004)
Năng lực cạnh tranh tụt 15 hạng, VN khó thu hút FDI? (18/10/2004)
Lần đầu tiên VN tham gia đua thuyền buồm quốc tế (15/10/2004)
Doanh nghiệp hãy đứng trên đôi chân của mình (14/10/2004)
Ngày doanh nhân, nhìn về sự kiện Phú Mỹ Hưng (14/10/2004)
2 tỷ đồng cho người nghèo nhân Ngày doanh nhân (14/10/2004)
Xem tiep Tro ve dau trang