(VietNamNet) - Theo dự án “Phát triển doanh nghiệp phần mềm TP.HCM”, TP đang có hướng phát triển khoảng 300 doanh nghiệp phần mềm; trong đó sẽ hỗ trợ hình thành 3 - 5 doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm, với một đội ngũ khoảng 500 lập trình viên.
Ngay từ những năm trước, UBND TP.HCM đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung hỗ trợ để
|
Công viên phần mềm Quang Trung - điểm đến cho các doanh nghiệp phần mềm trong Dự án phát triển 300 doanh nghiệp phần mềm TP.HCM |
hình thành nhóm doanh nghiệp phần mềm có đủ vốn, đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Sau đó, Hội tin học TP.HCM cùng Ban quản lý các dự án công nghệ thông tin và Sở Khoa học - Công nghệ TP.HCM đã phối hợp để hoàn chỉnh bản đề cương “Phát triển các doanh nghiệp phần mềm TP.HCM”. Nội dung đề cương đề cập đến một chương trình khảo sát khoảng 200 doanh nghiệp phần mềm, từ đó ghi nhận thực trạng về ngành phần mềm và đề xuất các giải pháp hỗ trợ.
Dự kiến, chương trình hành động này sẽ được thực hiện trong khoảng 6 - 9 tháng. Sau khi có được kết quả khảo sát sẽ tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề “Thực trạng doanh nghiệp phần mềm VN và giải pháp phát triển”. Thậm chí, sẽ thành lập một diễn đàn trên trang web của Hội Tin học để thu nhận ý kiến của những ai quan tâm đến ngành công nghiệp phần mềm. Kinh phí thực hiện chương trình này dự tính sẽ vượt quá con số 200 triệu đồng (sẽ còn thay đổi).
Theo ông Chu Tiến Dũng, Giám đốc Công ty Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) - người tham gia xây dựng đề cương, “mục tiêu của chương trình này là đánh giá và khảo sát thực trạng của các doanh nghiệp phần mềm. Từ đó sẽ đề xuất danh mục dự án đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách tập trung của thành phố. Đồng thời, hình thành 3 - 5 doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu phần mềm để Nhà nước tiếp tục hỗ trợ phát triển với quy mô lớn hơn (ước tính đạt mức 500 lập trình viên).
|