,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
890248
Diễn đàn kinh tế thế giới: Lạc quan và bi quan?
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Diễn đàn kinh tế thế giới: Lạc quan và bi quan?

Cập nhật lúc 12:22, Thứ Ba, 23/01/2007 (GMT+7)
,

(VietNamNet) - Ngày 22/1, kết quả thăm dò ý kiến của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho thấy đa số các lãnh đạo chính trị và kinh doanh có những nhận định khá trái ngược với người dân.

>>> Thủ tướng sẽ dự diễn đàn Kinh tế thế giới
>>> WEF và WSF: Cuộc đối đầu của hai diễn đàn thế giới

Trong chương trình chuẩn bị cho Hội nghị lớn nhất của diễn đàn vào ngày 24/1, từ thứ Tư ngày 17/1 tuần trước, WEF đã bắt đầu thăm dò ý kiến 2.500 đại biểu là lãnh đạo chính trị và kinh doanh đến từ khắp các châu lục của thế giới. Chương trình khảo sát có tên “Tiếng nói của lãnh đạo” (Voice of the Leaders).

Cũng vừa tuần trước, WEF đã công bố kết quả thăm dò ý kiến người dân (được thực hiện phối hợp với Viện Gallup – một tổ chức quốc tế chuyên về thăm dò dư luận). Chương trình thăm dò có tên gọi “Tiếng nói của người dân” (Voice of the People), được tổ chức hàng năm, và trong hai tháng 11-12/2006 đã nhận được câu trả lời của hơn 53.000 người đại diện cho 1,5 tỉ công dân từ hơn 60 quốc gia.

Những người được thăm dò ở cả hai chương trình đều trả lời chung các câu hỏi như nhau, để nhận định về tình hình thế giới. Nhưng câu trả lời của họ lại có những điểm khác nhau khá lý thú.

Giám đốc điều hành của WEF, ông Peter Torreele cho biết: "Rõ ràng là các lãnh đạo sắp đến họp tại WEF nhìn nhận thế giới theo cách khác với người dân. Cả hai đều chung những mối quan tâm về an ninh và kinh tế, nhưng mỗi bên có ưu tiên rất khác nhau”.

Lo ngại về môi trường tăng lên rõ rệt

Trong số các lãnh đạo được hỏi, 65% nhận định thế hệ kế tiếp sẽ sống trong một thế giới thịnh vượng hơn về kinh tế. Tuy nhiên, cũng có đến 61% cho rằng thế hệ kế tiếp sẽ sống trong một thế giới kém an toàn hơn, với mức độ nhiều hoặc ít. Cả hai kết quả này khá đồng nhất với cuộc khảo sát năm ngoái.

Riêng về môi trường, năm nay có 20% ý kiến cho là cần tập trung bảo vệ môi trường thế giới, so với kết quả năm ngoái chỉ có 9% cho rằng môi trường là vấn đề cần ưu tiên cao nhất.

Lạc quan về kinh tế, bi quan về an ninh

Nhìn nhận về an ninh cho thế hệ kế tiếp, người dân thế giới cho thấy họ bi quan về triển vọng tương lai, nhưng các lãnh đạo còn bi quan hơn: 61% cho là thế hệ tương lai sẽ sống trong một thế giới kém an toàn hơn hiện nay.

Cùng chung nhận định lạc quan về triển vọng kinh tế, nhưng hều hết các vị lãnh đạo tỏ ra lạc quan hơn người dân.

Trong số các lãnh đạo, 65% cho là thế hệ kế tiếp sẽ sống trong kinh tế phồn thịnh hơn, dù nhiều hay ít. Chỉ có 12% nhận định kinh tế sẽ không thay đổi, và 19% cho là kinh tế tương lai sẽ kém đi so với hiện nay.

Trong khi đó, chỉ có 40% người dân được hỏi cho biết họ nghĩ thế hệ tương lai sẽ sống trong nền kinh tế giàu có hơn hiện nay.

Khác biệt về niềm tin vào tổ chức

Niềm tin vào các tổ chức chính trị và xã hội đang bị suy giảm theo thời gian. Liên tiếp năm ngoái và năm nay, có 14% và 8% các ý kiến cho là cần nhấn mạnh ưu tiên cao nhất vào khôi phục sự trung thực của các tổ chức chính phủ, các tổ chức kinh doanh và tổ chức quốc tế.

Trả lời cụ thể về cách tốt nhất để khôi phục niềm tin vào các tổ chức, các lãnh đạo cho thấy quan điểm khá rõ ràng. 59% các ý kiến cho là cần quản lý minh bạch hơn. Trong khi đó, chỉ có 32% người dân chia sẻ cùng quan điểm.

Có 23% lãnh đạo cảm thấy các tổ chức cần khôi phục sự gắn kết với công dân và những người chung quyền lợi. Còn chỉ có 7% người dân chia sẻ nhận định này.

Ngược lại, 30% người dân thế giới cho rằng cần tăng cường các hình phạt cho sự gian dối của quan chức. Về phía các lãnh đạo, chỉ có 7% cho rằng điều này là cần thiết.

Các lãnh đạo nhận xét về giới mình

Khi thăm dò trong giới lãnh đạo, các lãnh đạo kinh doanh nhận được sự nhận xét rộng lượng hơn rất nhiều so với các lãnh đạo chính trị. Điều này không ngạc nhiên, bởi vì trong số các lãnh đạo tham gia cuộc khảo sát, giới kinh doanh chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn.

69% các lãnh đạo cho là các chính trị gia quá nhạy cảm với công luận, và 52% cho chính trị gia lo đáp ứng với sức ép từ cấp trên. 43% ý kiến cho là chính trị gia không trung thực. Trong khi đó, chỉ có 42% ý kiến chỉ trích lãnh đạo kinh doanh lo đáp ứng với sức ép từ cấp trên.

Soạn: HA 1015625 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Nhận định của người dân thế giới về các lãnh đạo kinh doanh và lãnh đạo chính trị (Nguồn: Viện Gallup)

Người dân nhận định về lãnh đạo

Người dân lại không rộng lượng với các lãnh đạo kinh doanh như vậy. Có 34% chỉ trích họ không trung thực. Cũng 34% cho là họ có quá nhiều quyền lực và trách nhiệm. 31% ý kiến cho là họ lo đáp ứng với sức ép từ cấp trên, và 30% cho là họ không đủ đạo đức kinh doanh.  

Nhận định của người dân về các chính trị gia khá tương đồng với nhận định của giới lãnh đạo, ngoại trừ hai khác biệt lớn. Trong khi 69% lãnh đạo chỉ trích các chính trị gia quá nhạy cảm với công luận, thì chỉ có 21% người dân nghĩ như vậy. Có 53% lãnh đạo chỉ trích các chính trị gia lo đáp ứng với cấp trên, còn chỉ có 37% người dân chung nhận định.

  • Bùi Văn

Ý kiến của bạn đọc:

,
,