Vụ EC kiện Mỹ về Luật bản quyền
Nhân dịp Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), xin giới thiệu một số kinh nghiệm kiện và đối phó với các vụ kiện rất hay xảy ra giữa các thành viên của tổ chức này.
Trường hợp lần này xin kể đến Hồ sơ tóm tắt quá trình giải quyết vụ tranh chấp thương mại số DS160. Tên hồ sơ: vụ Cộng đồng châu Âu (EC) kiện Mỹ về vấn đề Luật bản quyền.
Bên ngoài trụ sở WTO ở Geneva, Thuỵ Sỹ. Ảnh AP. |
1.Tóm tắt các điểm chủ chốt của quá trình giải quyết vụ việc:
Tên vắn hồ sơ: Mỹ-Mục 110(5), Luật bản quyền
Bên khiếu nại: Cộng đồng châu Âu (EC)
Bên bị khiếu nại: Mỹ
Bên thứ ba: Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ
Ngày nhận văn bản yêu cầu thảo luận: 26/01/1999
Ngày công bố Báo cáo của ban tư vấn: 15/06/2000
Ngày công bố Điều 21.3(c) của Báo cáo của ban trọng tài: 15/11/2001
Ngày công bố văn bản viện dẫn Điều 22.6 của Báo cáo của ban trọng tài: 09/11/2001
2. Khiếu nại của EC và các quốc gia thành viên
Ngày 26/01/1999, EC yêu cầu thảo luận với phía Mỹ về Mục 110(5) thuộc Luật bản quyền của Mỹ đã được sửa đổi bổ sung bằng Điều khoản về tính Công bằng của Luật bản quyền âm nhạc ban hành ngày 27/10/1998.
EC lập luận: Mục 110(5) của Luật bản quyền Mỹ trong một số điều kiện, hoàn cảnh cụ thể đã cho phép sử dụng nhạc phát thanh và truyền hình ở nơi công cộng (quán bar, cửa hiệu, nhà hàng, vv) mà không phải trả phí bản quyền tác giả. EC cho rằng điều luật này mâu thuẫn với các quy định của Mỹ nêu trong Điều 9(1) của Hiệp định TRIPS (Hiệp định về các vấn đề liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ) yêu cầu các thành viên WTO phải tuân thủ các Điều từ 1 đến 21 của công ước Berne.
Cuộc tranh chấp EC-Mỹ lần này tập trung vào tính tương thích của hai sự miễn trừ được nêu trong Mục 110(5) của Luật bản quyền Mỹ với Điều 13 của Hiệp định TRIPS. Mục 110(5) cho phép có hai sự miễn trừ bao gồm một số hạn chế nhất định hoặc một số ngoại lệ đối với quyền duy nhất của bên giữ bản quyền, với điều kiện những hạn chế đó được giới hạn trong một số trường hợp đặc biệt, không mâu thuẫn với việc khai thác bình thường công trình nghi vấn và không phân biệt đối xử vô căn cứ các lợi ích hợp pháp của bên nắm bản quyền.
Cái gọi là sự miễn trừ “kiểu kinh doanh” được nêu trong phân đoạn (B) của Mục 110(5) rõ ràng đã cho phép ngành dịch vụ thực phẩm và các cơ sở kinh doanh đồ uống cũng như các doanh nghiệp bán lẻ có diện tích giả định không qua một fút vuông (30cm2) khuếch đại các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình mà không được cho phép của cơ quan có thẩm quyền và cũng không phải chi trả một khoản phí sử dụng nào. Điều này cũng cho phép các doanh nghiệp với diện tích trên một fút vuông, giả định rằng các hạn chế về trang thiết bị được đáp ứng, khuếch đại các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình.
Cái gọi là sự miễn trừ “kiểu gia đình” được nêu trong phân đoạn (A) của Mục 110(5) của Luật bản quyền Mỹ không cho phép các nhà hàng và hiệu bán lẻ hàng hoá quy mô nhỏ khuếch đại các chương trình ca nhạc trên sóng phát thanh và truyền hình, giả định rằng thiết bị của các nhà hàng và hiệu bán lẻ này được sử dụng phổ biến tại gia đình riêng, mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền và cũng không phải trả bất kì khoản phí sử dụng nào.
Ngày 15/04/1999, EC yêu cầu thành lập Ban tư vấn nhưng không được DSB (Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại của WTO) chấp thuận trong cuộc họp diễn ra vào ngày 28/04/1999 của cơ quan này . Đáp lại yêu cầu thành lập Ban tư vấn lần thứ hai của EC, DSB ra quyết định thành lập Ban tư vấn tại cuộc họp ngày 26/05/1999. Australia, Brazil, Canada, Nhật Bản, Thuỵ Sỹ bảo lưu các quyền của bên thứ ba. Ngày 27/07/1999, EC gửi văn bản lên Giám đốc đặc trách vụ tranh chấp để làm rõ thành phần của Ban tư vấn. Ngày 06/08/1999, Ban tư vấn được thành lập. Báo cáo của Ban tư vấn được đệ trình lên các cơ quan điều hành WTO vào ngày 15/06/2000.
Ban tư vấn phát hiện ra rằng:
3. Kết luận của Ban tư vấn
Sự miễn trừ “kiểu kinh doanh” nêu trong phân đoạn (B) của Mục 110(5) của Luật bản quyền Mỹ không phù hợp với các yêu cầu của Điều 13 của Hiệp định TRIPS và do đó cũng không phù hợp với Điều 11bis(1)(iii) và Điều 11(1)(ii) của Công ước Berne hợp nhất với Hiệp định TRIPS theo nội dung của Điều 9.1 của Hiệp định. Ban tư vấn lưu ý rằng, trong số những điều khác, đa số các cơ sở kinh doanh ăn uống và xấp xỉ một nửa các cơ sở kinh doanh bán lẻ đều thuộc diện miễn trừ này.
Sự miễn trừ “kiểu gia đình” nêu trong phân đoạn (A), Mục 110(5) của Luật bản quyền Mỹ phù hợp với các yêu cầu của Điều 13, Hiệp định TRIPS và do đó phù hợp với Điều 11bis(1)(iii) và Điều 11(1)(ii) của Công ước Berne 1971 hợp nhất với Hiệp định TRIPS theo nội dung của Điều 9.1 của Hiệp định. Về điểm này, Ban tư vấn lưu ý rằng các giới hạn nhất định áp dụng đối với bên thụ hưởng sự miễn trừ, các thiết bị được phép và các hạng mục công việc cũng như tập quán của các toà án Mỹ. Ngày 27/07/2000, DSB chấp thuận Báo cáo của Ban tư vấn.
4. Hiện trạng thực thi khuyến nghị nêu trong Báo cáo đã được chấp thuận
Căn cứ Điều 21.3 của DSU (Hiệp định giải thích quy trình và thủ tục giải quyết tranh chấp), ngày 24/08/200 phía Mỹ thông báo với DSB về việc Mỹ sẽ thực thu các khuyến nghị của DSB. Phía Mỹ đề xuất thời gian hợp lý để thực hiện các khuyến nghị là 15 tháng.
Ngày 23 tháng 10/2000, EC yêu cầu xác định thời hạn hợp lý cho việc thực hiện các khuyến nghị thông qua các biện pháp kết hợp tài phán theo quy định Điều 21.3 của DSU. Cơ quan trọng tài công bố phán quyết vào ngày 15/01/2001. Phán quyết của cơ quan trọng tài xác định thời hạn hợp lý dành cho phía Mỹ tiến hành thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB trong vụ tranh chấp này chỉ là 12 tháng kể từ ngày Báo cáo của Ban tư vấn được chấp thuận.
Tại cuộc họp ngày 24/07/2001, DSB chấp thuận đề xuất kéo dài thời hạn hợp lý dành cho phía Mỹ tới ngày 31/12/2001 hoặc cho đến cuối nhiệm kì hiện thời của Hạ viện Mỹ (kết thúc trước 31/12/2001). Việc gia hạn thời gian hợp lý được DSB thoả thuận với EC.
Căn cứ vào Điều 25.2 của DSU, ngày 23/07/2001 Mỹ và EC thông báo với DSB về thoả thuận chung trong việc theo đuổi hoạt động trọng tài nhằm xác định mức độ thiệt hại các lợi ích của EC do Mục 110(5)(B) của Luật bản quyền Mỹ gây ra. Ngày 09/11/2001, Cơ quan trọng tài thông báo mức độ thiệt hại lợi ích của EC do việc thực thi Mục 110(5)(B) lên tới lên tới 1.219.900 Euro/năm.
Tai phiên họp DSB diễn ra vào ngày 18/12/2001, phía Mỹ cho biết đã tham gia thảo luận có tính chất xây dựng với EC theo quan điểm chung nhằm giải tranh chấp trước khi thời hạn hợp lý kết thúc. EC nhấn mạnh việc giải quyết tranh chấp đòi hỏi phải sửa đổi các điều luật không phù hợp với luật lệ của WTO. Phía EC tuyên bố không thể đi đến bất kì thoả thuận nào trước khi kết thúc thời hạn hợp lý và EC sẽ tìm kiếm quyết định trì hoãn bất kì sự nhượng bộ hay sự bắt buộc nào theo quy định của Điều 22.2 của DSU.
Ngày 07/01/2002, trên cơ sở phía Mỹ không thể tiến hành các biện pháp theo quy định trong thời hạn hợp lý, EC yêu cầu quyền trì hoãn sự nhượng bộ theo quy định của Điều 22.2 của DSU. EC đề xuất trì hoãn sự nhượng bộ theo Hiệp định TRIPS nhằm cho phép thu một loại phí đặc biệt từ người Mỹ có liên quan tới các biện pháp biên giới về hàng hoá có bản quyền.
Ngày 17/01/2002, phía Mỹ phản đối cấp độ đình hoãn các quy định bắt buộc do EC đề xuất và yêu cầu DSB xem xét vấn đề trong mối quan hệ với công tác trọng tài theo Điều 22.6 của DSU. Phía Mỹ tuyên bố các nguyên tắc và thủ tục của Điều 22.3 đã không được tuân thủ. Tuy nhiên trong phiên họp ngày 18/01/2002 của DSB, các bên tranh chấp đã thông báo về việc họ đã tham gia đàm phán có tính chất xây dựng và đều tỏ ý hi vọng sẽ tìm ra giải pháp hợp lý cho cả hai bên.
Ngày 25/02/2002, Mỹ đệ trình bản Báo cáo hiện trạng đề cập tới việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Ngày 26/01/2002, các bên yêu cầu Cơ quan trọng tài tạm ngưng các hoạt động tài phán, đồng thời lưu ý rằng các hoạt động tài phán có thể được tái khởi động theo yêu cầu sau ngày 01/04/2002 của bất kì bên nào.
Tại cuộc họp DSB ngày 17/04/2002, phía Mỹ đệ trình Báo cáo hiện trạng đề cập tới tiến trình thực hiện các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Phía Mỹ cho biết đã tham gia thảo luận với EC nhằm tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp tích cực và khả dĩ chấp nhận cho cả hai bên. EC bày tỏ mối lo ngại về tiến độ thực hiện chậm chạp cuả phía Mỹ và yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thông về bản Báo cáo hiện trạng tiếp theo của Mỹ. Australia cũng bày tỏ lo ngại về sự trì hoãn và yêu cầu bất kì thoả thuận bồi thường nào giữa các bên cũng phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt.
Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 24/06/2002, Mỹ đệ trình Báo cáo hiện trạng về tiến trình thực hiện các khuyến nghị của DSB. Báo cáo cho biết Chính phủ Mỹ đã tiến hành thảo luận với Hạ viện Mỹ và EC nhằm đạt được một giải pháp hợp lý cho cả hai bên. EC thừa nhận các nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Mỹ trong việc tương thích hoá các biện pháp với các quy định của Hiệp định TRIPS. Australia tái khẳng định lo ngại về sự chậm trễ của Mỹ trong việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB và yêu cầu bất kì thoả thuận bồi thường nào giữa các bên cũng phải được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Tại cuộc họp của DSB diễn ra vào ngày 29/07/2002, Mỹ tái khẳng định tuyên bố đã nêu trong phiên họp liền trước. EC thừa nhận các nỗ lực của Chính phủ Mỹ nhưng đồng thời cũng bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về sự chậm trễ đáng kể của phía Mỹ. EC yêu cầu được biết liệu Hạ viện Mỹ có thể tiến hành hoạt động sớm hay không nếu lịch nghỉ hè và bầu cử cơ quan lập pháp được tiến hành vào mùa thu.
Tại cuộc họp của DSB diễn ra vào ngày 1/10/2002, Mỹ đệ trình bản Báo cáo hiện trạng đề cập đến việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết của DSB. Tại cuộc họp này Mỹ thông báo Chính phủ Mỹ đã tham gia thảo luận với Hạ viện Mỹ và EC nhằm đạt được một giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Phía EC yêu cầu thông báo về triển vọng của một giải pháp ngắn hạn. Australia tuyên bố không muốn nhắc lại các quan điểm do đã thông báo nhiều lần. Australia cũng cho biết đã thảo đề xuất theo tinh thần nội dung các cuộc đàm phán về DSU nhằm giải quyết các vấn đề quan tâm riêng.
Tại các cuộc họp DSU diễn ra vào ngày 11/11/2002, 28/11/2002 và 27/01/2003, phía Mỹ đệ trình Báo cáo hiện trạng cho biết Mỹ và EC đã cam kết tìm kiếm giải pháp giải quyết tranh chấp tích cực và hợp lý cho cả hai bên. Báo cáo cũng cho biết Chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục thảo luận với Hạ viện Mỹ sau khi kì nghỉ hè của Hạ viện kết thúc theo phương châm giải quyết tranh chấp càng sớm càng tốt. EC bày tỏ sự thất vọng đối với kết quả thực thi nghèo nàn của Mỹ và thúc giục Mỹ hành động nhanh chóng và chắc chắn để giải quyết vấn đề tranh chấp.
Ngày 23/06/2003, Mỹ và EC đệ trình văn bản thông báo cho DSB về việc hai bên đã đạt được thoả thuận làm hài lòng cả hai bên.
-
Nhật Vy (Nguồn: www.wto.org)