,
221
457
Kinh tế thế giới
thegioi
/kinhte/thegioi/
873924
Vụ EC kiện Mỹ về biện pháp phòng vệ đối với thép
1
Article
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
,

Vụ EC kiện Mỹ về biện pháp phòng vệ đối với thép

Cập nhật lúc 15:02, Thứ Hai, 11/12/2006 (GMT+7)
,

Nhân dịp Việt Nam vừa gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), xin giới thiệu một số kinh nghiệm kiện và đối phó với các vụ kiện rất hay xảy ra giữa các thành viên của tổ chức này.

Trường hợp lần này xin kể đến hồ sơ tóm tắt quá trình giải quyết tranh chấp mang số hiệu DS 252. Tên hồ sơ: Vụ cộng đồng châu Âu (EC) kiện Mỹ về biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu một số sản phẩm thép.

Soạn: HA 979318 gửi đến 996 để nhận ảnh này

Ảnh minh hoạ của World News.

Tên hồ sơ: Mỹ - Biện pháp phòng vệ hành chính đối với thép
Bên khiếu nại: Trung Quốc
Bên bị khiếu nại: Mỹ
Bên thứ 3: Brazil, Canada, Đài Loan, Cuba, EC, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand, Nauy, Thuỵ Sĩ, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì, Venezuela.
Ngày nhận yêu cầu đối thoại: 26/03/2002
Ngày nhận báo cáo của Ban tư vấn: 11/072003
Ngày nhận báo cáo của cơ quan phúc thẩm: 10/11/2003

Chấp thuận tính hiệu lực của báo cáo của Ban tư vấn và báo cáo của cơ quan phúc thẩm

Khiếu nại của EC (WT/DS248), Nhật Bản (WT/DS249), Hàn Quốc(WT/DS251), Trung Quốc (WT/DS252), Thuỵ Sĩ (WT/DS2253), Nauy (WT/DS254), New Zealand (WT/DS258) và Brazil (WT/DS259).

Ngày 07/03/2002, EC đệ trình văn bản lên WTO yêu cầu đối thoại với phía Mỹ về trường hợp Mỹ áp dụng hành chính các biện pháp phòng vệ dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu đánh vào một số loại thép cán, thép tròn cuộn nóng, thép tròn cán nguội, thép góc, một số sản phẩm thép ống hàn, cút hợp kim và cút các-bon, thép tròn không gỉ, thép thanh không gỉ, các sản phẩm mạ thiếc, dây thép không gỉ; dưới hình thức hạn mức thuế suất đánh vào việc nhập khẩu tấm thép có hiệu lực thi hành từ ngày 20/03/2002.

EC cho rằng các biện pháp được đề cập ở trên của Mỹ đã vi phạm các quy định đối với Mỹ nêu trong Hiệp định về phòng vệ thương mại và GATT 1994 (Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch 1994). Cụ thể hơn, phía Mỹ đã vi phạm các Khoản 2.1, 2.2, 3.1, 3.2, 4.1, 4.2, 5.1, 5.2, 7.1 và 9.1 của Hiệp định phòng vệ thương mại và các Điều 1 Mục I, Mục XIII và điều 1 Mục XIX của GATT 1994. Phía EC cũng bảo lưu các quyền theo đuổi các biện pháp chống thiệt hại của bên khiếu nại theo quy định của Hiệp định phòng vệ thương mại và Hiệp định giải thích quy định và thủ tục giải quyết tranh chấp (DSU).

Ngày 14/03/2002, Nhật Bản và Hàn Quốc có văn bản yêu cầu được tham gia thảo luận cùng EC. Ngày 15/03/2002, Thuỵ Sĩ và Canada đệ trình văn bản lên WTO với yêu cầu tương tự. Ngày 20/03/2002, Venezuela cũng yêu cầu được tham gia thảo luận. Ngày 21/03/ 2002, Nauy và Trung Quốc yêu cầu tham gia. Ngày 22/03/2002, Mexico yêu cầu tham gia. Ngày 25/03/2002, New Zealand yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo với DSB (Cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại của WTO) về việc nước này chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Canada, Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mexico, New Zealand, Nauy, Thuỵ Sĩ và Venezuela.

Ngày 14/05/2002, Nhật Bản (Số hiệu hồ sơ: WT/DS249) yêu cầu thảo luận với phía Mỹ về việc Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng thép và về việc Mỹ vi phạm các Khoản 1, 2 của Điều 2, Khoản 2 Điều 3, Khoản 1 và 2 của Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 và 4 Điều 7, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1, 2 và 3 của Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại và các Điều 1 Mục I, Mục II, Điều 3 Mục X, Mục XII và Điều 2 Mục XIX của Hiệp định GATT 1994. Ngày 27/03/2002, Nauy yêu cầu tham gia thảo luận với Mỹ cùng phía Nhật Bản. Ngày 05/04/2002, Mexico yêu cầu được tham gia thảo luận. Ngày 09/04/2002, New Zealand cũng đệ trình văn bản với yêu cầu tương tự. Phía Mỹ thông báo với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Mexico, New Zealand và Nauy.

Ngày 20/03/2002, Hàn Quốc (Số hiệu hồ sơ: WT/DS251) cũng đệ trình văn bản lên WTO yêu cầu đối thoại với phía Mỹ về việc Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với một số mặt hàng thép và một số đạo luật có liên quan của nước Mỹ, trong đó bao gồm các Mục 201 và 202 của Luật Thương mại ban hành năm 1074; Mục 311 của Luật thi hành NAFTA (Hiệp định tự do thương mại Bắc Mỹ).

Phía Hàn Quốc cho rằng phía Mỹ đã vi phạm các Khoản 1 và 2 thuộc Điều 2, Điều 3,4 và 5, Khoản 4 Điều 7, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 9, Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 3 Mục X, Điều 1 Mục XIX của GATT 1994; Điều 4 Mục XVI của Hiệp định Marrakesh. Ngày 27/03/2002, Nhật Bản và Nauy có văn bản yêu cầu được tham gia thảo luận cùng Hàn Quốc. Ngày 05/04/2002, Mexico và New Zealand yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo về việc chấp nhận yêu cầu tham gia thảo luận của Nhậtm Mexico, New Zealand và Nauy lên DSB.

Ngày 26/03/2002, Trung Quốc (Số hiệu hồ sơ: WT/DS252) đệ trình văn bản lên WTO yêu cầu đối thoại với phía Mỹ về trường hợp Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng thép và về việc Mỹ vi phạm các Khoản 1 và 2 của Điều 1, Khoản 1 và 2 Điều 2, Khoản 1 và 2 Điều 4, Khoản 1 và 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục 1, Mục II, Điều 3 Mục X, Điều 1 Mục XIX và Điều 2 Mục XIX của GATT 1994. Ngày 04/04/2002, Nhật Bản yêu cầu được tham gia thảo luận. Ngày 05/04/2002, New Zealand cũng yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Nhật và New Zealand.

Ngày 03/04/2002, Thuỵ Sĩ (Số hiệu hồ sơ: WT/DS253) yêu cầu hội đàm với Mỹ về vấn đề Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng thép và về việc Mỹ vi phạm Điều 3, Khoản 1 và 2 thuộc Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Điều 7, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 9 và Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Mục II, Điều 3 Mục X và Mục XIX của GATT 1994. Ngày 11/04/2002, New Zealand yêu cầu tham gia hội đàm. Ngày 15/04/2002, Nhật Bản yêu cầu tham gia hội đàm. Phía Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Nhật và New Zealand.

Ngày 04/04/2002, Nauy (Số hiệu hồ sơ: WT/DS254) đệ trình văn bản lên WTO yêu cầu đối thoại với phía Mỹ về trường hợp Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng thép và về việc Mỹ vi phạm các Điều 3, Khoản 1 và 2 của Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Điều 7, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 9 và Điều 2 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Mục II, Điều 3 Mục X và Mục XIX của GATT 1994. Ngày 11/04/2002, New Zealand yêu cầu được tham gia thảo luận. Ngày 15/04/2002, Nhật Bản cũng yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Nhật và New Zealand.

Ngày 03/04/2002, New Zealand (Số hiệu hồ sơ: WT/DS258) yêu cầu hội đàm với Mỹ về vấn đề Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ hành chính đối với việc nhập khẩu thép và về việc Mỹ vi phạm Khoản 1 và 2 thuộc Điều 2, Khoản 1 và 2 Điều 3, Khoản 1 và 2 Điều 4, Khoản 1 Điều 5, Điều 7, Khoản 1 Điều 8 và Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Mục X, Điều 1 Mục XIX của GATT 1994. Ngày 24/04/2002, EC yêu cầu tham gia hội đàm. Ngày 27/05/2002, Nhật Bản yêu cầu tham gia hội đàm. Ngày 30/05/2002, Hàn Quốc yêu cầu tham gia. Ngày 31/05/2002, Nauy, Trung Quốc và Mexico yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Trung Quốc, EC, Nhật, Hàn Quốc, Mexico và Nauy.

Ngày 21/05/2002, Brazil (Số hiệu hồ sơ: DS259) yêu cầu hội đàm với Mỹ về việc Mỹ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại hành chính đối với việc nhập khẩu một số mặt hàng thép. Ngày 24/05/2002, EC yêu cầu tham gia hội đàm. Ngày 27/05/2002, Nhật Bản yêu cầu tham gia hội đàm. Ngày 30/05/2002, Hàn Quốc yêu cầu tham gia. Ngày 31/05/2002, Nauy, Trung Quốc và Mexico yêu cầu tham gia. Phía Mỹ thông báo bằng văn bản với DSB về việc chấp thuận yêu cầu tham gia thảo luận của Trung Quốc, EC, Nhật, Hàn Quốc, Mexico và Nauy.

Trong yêu cầu thành lập Ban tư vấn của từng nguyên đơn cụ thể trong số 08 nguyên đơn đã nêu đệ trình lên DSB tại các cuộc họp của cơ quan này, các nguyên đơn còn cáo buộc phía Mỹ như sau:

Ngày 03/06/2002, EC tuyên bố các biện pháp của phía Mỹ đã vi phạm Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 3, các Điểm (a), (b) và (c) của Khoản 2 Điều 4 và Khoản 1 Điều 5 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục XIX của GATT 1994.

Ngày 14/06/2002, Nhật Bản tuyên bố phía Mỹ đã vi phạm các Điều 2, 3, 4 và 5 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Điều 3 Mục X và Điều 1 Mục XIX của GATT 1994. Hàn Quốc lên án Mỹ đã vi phạm Điều 2, 3, 4, 5, Khoản 1 Điều 7, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 9 và Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 3 Mục X, Mục XIII và XIX của GATT 1994.

Ngày 24/06/2002, Trung Quốc tuyên bố các biện pháp của phía Mỹ đã vi phạm Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 3, Khoản 1 và 2 Điều 4, Khoản 1 và 2 Điều 5, Khoản 1 Điều 8, Khoản 1 Điều 9 và Điều 12 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Mục II và XIX của GATT 1994. Thuỵ Sĩ lên án các biện pháp của Mỹ vi phạm Khoản 1 Điều 2, Khoản 1 Điều 3, Điều 4, Khoản 1 Điều 5 và Khoản 1 Điều 8 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục XIX của GATT 1994. Nauy tuyên bố các biện pháp của Mỹ đã vi phạm Điều 2, 3, 4, Khoản 1 Điều 5, Khoản 1 Điều 7 và Khoản 1 Điều 9 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Điều 3a Mục X và Mục XIX của GATT 1994.

Ngày 08/07/2002, New Zealand tuyên bố các biện pháp của Mỹ đã vi phạm Khoản 1 và 2 cuả Điều 2, Khoản 1 Điều 3, Khoản 2 Điều 4, Điều 7, Khoản 1 Điều 8 của Hiệp định phòng vệ thương mại; vi phạm Điều 3(a) Mục X, Điều 1 Mục XIX của GATT 1994.

Ngày 29/07/2002, Brazil tuyên bố các biện pháp của Mỹ đã vi phạm Khoản 1 và 2 Điều 2, Khoản 1 Điều 3, Điều 4 và 5 của Hiệp định phòng vệ thương mại; Điều 1 Mục I, Điều 3 Mục X và Điều 1 Mục XIX của GATT 1994.

Các thành viên nguyên đơn đã bảo lưu các quyền của bên thứ 3 trong các Ban tư vấn được thành lập theo yêu cầu của các bên cũng được đối xử như bên thứ 3 trong từng Ban tư vấn riêng lẻ. Canada, Đài Loan, Cuba, Mexico, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kì và Venezuela đã bảo lưu các quyền tham gia quá trình thẩm định và ra kết luận của Ban tư vấn với tư cách là bên thứ ba.

Ngày 15/07/2002, DSB nhận được thông báo về việc Mỹ và EC, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Nauy và Venezuela đã đạt được thoả thuận về mặt thủ tục. Ngày 18/07/2002, DSB nhận được thông báo về việc Mỹ và Brazil đã đạt được thoả thuận về mặt thủ tục.

Ngày 15/07/2002, các bên EC, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thuỵ Sĩ, Nauy và New Zealand yêu cầu Tổng giám đốc WTO xác định thành phần Ban tư vấn, Ngày 25/07/2002, Ban tư vấn được thành lập.

Ngày 23/10/2002, Malaysia quyết định từ bỏ quyền của bên thứ ba trong quá trình làm việc của Ban tư vấn.

Ngày 20/02/2003, Chủ tịch Ban tư vấn thông báo với DSB rằng Ban tư vấn không thể hoàn tất nhiệm vụ trong vòng sáu tháng do khối lượng công việc quá lớn, do tính chất công việc phức tạp và do tính nhạy cảm của các vấn để pháp lý cũng như thực tiễn xuất hiện trong các vấn đề cần xử lý. Ban tư vấn hi vọng sẽ hoàn tất công việc vào cuối tháng 04/2003.

Báo cáo số 2 của Ban tư vấn được gửi đến các các cơ quan điều hành WTO vào ngày 11/07/2003. Ban tư vấn kết luận các biện pháp phòng vệ gây tranh cãi của phía Mỹ đã vi phạm ít nhất một trong số các yêu cầu tiên quyết của WTO về việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

Đó là: Thiếu bằng chứng về (i) Sự phát triển không lường trước được; (ii) Lượng nhập khẩu gia tăng; (iii) Tính hệ luỵ; (iv) Tính chất đối xứng. Do đó Ban tư vấn yêu cầu phía Mỹ điều chỉnh các biện pháp phòng vệ cho phù hợp với các yêu cầu của Hiệp định phòng vệ thương mại và GATT 1994.

Ngày 11/08/2003, phía Mỹ thông báo quyết định kháng án một số vấn đề liên quan tới luật được trình bày trong Báo cáo của Ban tư vấn và một số cách giải thích luật của Ban tư vấn lên Cơ quan phúc thẩm.

Ngày 08/10/2003, Chủ tịch Cơ quan phúc thẩm thông báo với DSB về việc Cơ quan phúc thẩm không thể trình Báo cáo trong vòng 60 ngày do thời gian cho phép để hoàn tất nội dung và biên dịch Báo cáo quá hạn hẹp. Cơ quan phúc phẩm dự kiến sẽ đệ trình Báo cáo lên các cơ quan điều hành WTO trước ngày 10/11/2003.

Ngày 10/11/2003, Báo cáo của Cơ quan phúc thẩm được trình lên các cơ quan điều hành WTO. Cơ quan phúc thẩm bảo lưu các kết luận sau cùng của Ban tư vấn về việc toàn bộ 10 biện pháp phòng vệ gây tranh cãi của Mỹ trong vụ tranh chấp này vi phạm các yêu cầu đối với Mỹ như đã nêu trong Điều 1(a) của Mục XIX của GATT 1994 và Hiệp định phòng vệ thương mại. Cơ quan phúc thẩm bác bỏ kết luận của Ban tư vấn về việc Mỹ không thể cung cấp giải trình hợp lý về “luợng nhập khẩu gia tăng” cũng như “mối liên quan nhân quả” giữa lượng nhập khẩu gia tăng và những thiệt hại nghiêm trọng đối với 02 trong số 10 biện pháp phòng vệ. Tuy nhiên, ngay cả 02 biện pháp phòng vệ này sau cùng cũng bị xem là vi phạm Hiệp định của WTO về các vấn đề khác.

Tại cuộc họp ngày 10/12/2003, DSB ra quyết định thừa nhận giá trị hiệu lực của bản báo cáo của cơ quan phúc thẩm và báo cáo của Ban tư vấn đã được cơ quan phúc thẩm tu chính.

1.Tại cuộc họp của DSB diễn ra vào ngày 10/12/2003, phía Mỹ thông báo với các cơ quan điều hành WTO rằng vào ngày 04/12/2003, Tổng thống Mỹ đã ra tuyên cáo chấm dứt thực thi các biện pháp phòng vệ gây tranh cãi, căn cứ theo Mục 204 của Luật Thương mại Mỹ ban hành năm 1974.

2. Mặc dù mọi khiếu nại của 08 đồng nguyên đơn đều được xem xét riêng rẽ nhưng phía Mỹ vẫn yêu cầu soạn thảo 08 bộ báo cáo riêng lẻ của Ban tư vấn với lý do bảo vệ các quyền thành viên WTO của Mỹ, trong đó bao gồm quyền giải quyết tranh chấp với từng nguyên đơn.

Các bên khiếu nại kịch liệt phản đối yêu cầu này của phía Mỹ với lý do việc này sẽ chỉ làm chậm tiến độ công tác của Ban tư vấn.

Ban tư vấn quyết định ban hành các quyết định dưới hình thức “ 01 bộ hồ sơ bao gồm toàn bộ 08 Báo cáo của Ban tư vấn”. Do đó và cũng tuân thủ cương lĩnh của WTO, bộ hồ sơ này có đầy đủ tính chất của 08 bản Báo cáo của Ban tư vấn, đề cập đến từng khiếu kiện trong vụ tranh chấp. Bộ hồ sơ bao gồm một trang bìa chung, một mục mô tả chung và phần đánh giá chung.

Tuy nhiên, bộ hồ sơ có phần kết luận và khuyến nghị được cụ thể hoá dành cho từng khiếu kiện cụ thể được đánh số (kí hiệu) riêng. Theo quan điểm của Ban tư vấn, cách làm này tôn trọng quyền lợi của các bên tham gia tranh chấp và cũng đảm bảo được hiệu quả tham khảo và hiệu quả giải quyết các vụ tranh chấp.

  • Nhật Vy (Nguồn: www.wto.org)

,
,